23/06/2008 13:41 GMT+7

DN nhỏ và vừa: Cầm cự chờ qua cơn khó!

Theo MAI VÂN, THANH NHÂN - Người Lao Động
Theo MAI VÂN, THANH NHÂN - Người Lao Động

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), hiện cả nước có gần 300.000 DN, trong đó 95% là các DN nhỏ và vừa. Nếu những năm trước, 66,95% các DN nhỏ và vừa gặp khó khăn đều liên quan đến tài chính thì hiện nay cả những DN có vốn cũng không chủ động được hoạt động sản xuất.

mU233KHm.jpgPhóng to
Xưởng sản xuất của Công ty Nệm TADACO đã tạm ngưng sản xuất, kho hàng chỉ còn một ít nệm chưa tiêu thụ được. Ảnh: M.Vân
Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), hiện cả nước có gần 300.000 DN, trong đó 95% là các DN nhỏ và vừa. Nếu những năm trước, 66,95% các DN nhỏ và vừa gặp khó khăn đều liên quan đến tài chính thì hiện nay cả những DN có vốn cũng không chủ động được hoạt động sản xuất.

Không biết bán giá nào?

Hơn 10 ngày nay, xưởng sản xuất của Công ty TNHH Xuân Thị TP.HCM (chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ) phải tạm ngưng hoạt động. Theo giải thích của bà Nguyễn Thị Xuân, phó giám đốc công ty: Có những ngày các đại lý cung cấp nguyên liệu (tôn, màu nhuộm...) không báo giá nên dù công ty có vốn cũng không giải quyết được nguồn nguyên liệu.

Đã vậy, ngày nào mua được nguyên liệu để sản xuất thì lại gặp khó khăn đầu ra do giá bán phải thay đổi theo giá nguyên liệu. Sau tháng 6 là thời điểm các DN phải ký hợp đồng báo giá đầu ra (áp dụng đến cuối năm) nhưng Công ty Xuân Thị vẫn chưa biết phải bán giá nào vì giá nguyên liệu và nhiều chi phí khác biến động liên tục nên không có cơ sở thiết lập giá. Xuân Thị vừa hoàn tất đơn hàng đã ký vào tháng 4. Dù được đối tác chấp nhận trả thêm 10% chi phí nhưng công ty vẫn lỗ 8%.

Hiện công ty phải từ chối hai đơn hàng lớn trị giá 300.000 USD vì nếu tính toán theo mức tăng nguyên liệu như thời gian qua thì khi kết thúc hợp đồng, công ty sẽ lỗ khoảng 30%.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ xuất khẩu Minh Phương, cũng cho hay: Chỉ trong 3 tháng đầu năm, chi phí sản xuất đồ gỗ đã tăng 17% và liên tục tăng - giảm theo diễn biến giá dầu, USD. Nhiều DN sản xuất đồ gỗ quy mô nhỏ và vừa không dám nghĩ đến lợi nhuận, chỉ sản xuất để bảo đảm các đơn hàng đã ký. Do không thể chủ động được giá nguyên vật liệu và cũng không thể điều chỉnh giá đơn hàng hơn 2 lần/năm nên nhiều đơn vị phải từ chối các đơn hàng xuất khẩu.

Cần sự hỗ trợ trực tiếp

Ông Phạm Hải Tùng, Phó Chủ tịch - Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho biết: Ở các nước, DN nhỏ và vừa được xem như xương sống của nền kinh tế và được quan tâm hỗ trợ nhiều mặt để phát triển nhưng ở nước ta chưa được nhìn nhận xứng đáng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, các DN phải chấp nhận thực trạng chung của nền kinh tế và có những giải pháp phù hợp để bảo toàn nguồn vốn, kinh doanh hiệu quả. Một trong những hạn chế của DN nhỏ và vừa là không có lịch sử tín dụng tốt, tài chính công khai nên khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và các nguồn vốn khác.

Tương tự, xưởng sản xuất của Công ty Nệm TADACO cũng đã tạm ngưng sản xuất vì khó hạch toán. Ông Trần Trọng Khâm, giám đốc công ty, kêu: Thà giá nguyên liệu cao nhưng ổn định còn dễ tính toán, chứ biến động liên tục, tăng giảm thất thường mà nhiều khi mức chênh lệch lên 7%- 10% thì rất khó duy trì sản xuất...

Tới đâu hay tới đó!

Nhiều công ty sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, đặc biệt là sản xuất bánh kẹo, đang gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào tăng cao lại bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại bánh kẹo ngoại giá rẻ nên nhiều công ty chỉ sản xuất cầm chừng.

Giám đốc một công ty sản xuất bánh kẹo ở quận Bình Tân - TP.HCM cho biết công ty đang tính đến việc tạm dừng 2 dây chuyền sản xuất, giảm 50 lao động để... cắt lỗ. Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Nước mắm Việt Hương Hải, than: Tính từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu sản xuất nước mắm đã tăng gấp đôi, riêng giá muối tăng gấp 4 lần nhưng đơn vị ông chỉ dám tăng giá bán nước mắm khoảng 20%, vậy mà sức mua đã giảm 10% so với cùng kỳ. Công ty chỉ còn cách thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm tối đa để... sống qua ngày.

“Không như các DN trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại nếu gặp khó khăn, họ đăng bố cáo giải thể là xong; khi nào có cơ hội thì đăng ký hoạt động trở lại. Còn chúng tôi, những DN thuộc ngành sản xuất không thể làm như vậy vì khi đã đầu tư nhà xưởng thì chi phí thường rất lớn” – bà Nguyễn Thị Xuân bức xúc.

Đại diện một DN thuộc ngành sản xuất văn phòng phẩm cho biết: “Chẳng lẽ chúng tôi đóng cửa luôn nhà máy rồi đem tiền đi gửi ngân hàng cho chắc ăn. Nhưng làm như vậy thì gần 100 lao động gắn bó lâu nay sẽ mất việc. Hơn nữa, nghề này gia đình làm đã lâu không dễ gì một sớm một chiều phủi tay, vì vậy cỡ nào cũng phải ráng giữ lấy nghề truyền thống, song chỉ biết cầm cự tới đâu hay tới đó!

Theo MAI VÂN, THANH NHÂN - Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp