19/08/2020 11:04 GMT+7

Định nghĩa rõ ràng về tin nhắn, cuộc gọi rác

T.HÀ - Đ.THIỆN
T.HÀ - Đ.THIỆN

TTO - Lý giải về việc nghị định 91 đưa ra định nghĩa mới về tin nhắn rác, ông Vũ Khắc Lịch - phó cục trưởng Cục An toàn thông tin - cho rằng "Định nghĩa này đã gây ra nhiều sự hiểu lầm và chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ".

Định nghĩa rõ ràng về tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh 1.

Sau khi nghị định 91 có hiệu lực, người dân sẽ hết bị "tra tấn" bởi những tin nhắn hoặc những cú điện thoại quảng cáo không mong đợi - Ảnh: T.T.D.

Lý giải về việc nghị định 91 đưa ra định nghĩa mới về tin nhắn rác, ông Vũ Khắc Lịch - phó cục trưởng Cục An toàn thông tin - cho biết: "Tin nhắn rác trước đây được định nghĩa là tin nhắn được gửi đến người nhận mà người đó không mong muốn. Định nghĩa này gây ra nhiều sự hiểu lầm và chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ. Thậm chí tin nhắn thông báo lũ lụt hay kêu gọi ủng hộ từ thiện bị xếp vào là tin nhắn rác".

Vì vậy, nghị định mới này nhấn mạnh đến yếu tố tin nhắn quảng cáo mà người dùng không mong muốn là tin nhắn rác, chứ không phải là mọi tin nhắn không mong muốn như định nghĩa trước đây. Như vậy, với định nghĩa mới này thì những tin nhắn thông báo lũ lụt hay kêu gọi ủng hộ từ thiện... sẽ không bao giờ bị coi là tin nhắn rác. "Việc quy định rõ ràng khái niệm này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước, việc triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác của các doanh nghiệp viễn thông đồng bộ hơn và người dân cũng hiểu rõ, nhận dạng tin nhắn rác được dễ dàng hơn" - ông Lịch phân tích.

Như vậy, trong nghị định mới này, lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về cuộc gọi rác. "Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi điện thoại quảng cáo (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước. Trường hợp người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đó" - ông Lịch thông tin thêm.

Phân biệt các loại tin nhắn, cuộc gọi

* Tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại quảng cáo: giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu...

* Tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông: do doanh nghiệp viễn thông gửi đến các khách hàng của mình đang sử dụng dịch vụ viễn thông chỉ để thông báo về các hoạt động, tính năng tiện ích của dịch vụ viễn thông đó.

* Tin nhắn rác, cuộc gọi rác: quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng; tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi quảng cáo; tin nhắn, cuộc gọi vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định pháp luật.

Nhà mạng nào đã lọc, chặn cuộc gọi rác?

dsc_3672 1(read-only)

Những tin nhắn quảng cáo đầy trong máy điện thoại - Ảnh: Q.Đ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện nhà mạng VinaPhone VNPT cho biết khi phát hiện các hiện tượng tin nhắn rác, VNPT đã xử lý quyết liệt bằng các biện pháp như khóa đầu số, khóa số thuê bao, thậm chí cắt hợp đồng với các cá nhân/đối tác vi phạm. Vì vậy, lượng tin nhắn rác của VinaPhone đã giảm đáng kể. Nhằm ngăn chặn triệt để, VNPT đã dùng biện pháp kỹ thuật, tính từ đầu năm 2020 đến nay số lượng tin nhắn rác VNPT đã chặn là 9,5 triệu tin nhắn.

Từ đầu tháng 7-2020, Cục Viễn thông đã chỉ đạo các nhà mạng thực hiện một chiến dịch chặn lọc các thuê bao phát tán các cuộc gọi rác với mức xử lý là khóa thuê bao một chiều hoặc hai chiều, tùy theo mức độ vi phạm. Theo đó, việc chặn lọc cuộc gọi rác sẽ được thực hiện theo 4 bước. Ở bước thứ nhất, nhà mạng tìm kiếm các thuê bao đáng ngờ dựa trên 5 tiêu chí xác định cuộc gọi rác. Sau mỗi cuộc gọi từ các số thuê bao này, nhà mạng sẽ gửi câu hỏi dưới dạng tin nhắn USSD, SMS, gọi điện để nhờ người dùng xác thực nội dung cuộc gọi đến.

Dựa trên cơ sở thu thập ý kiến phản hồi của các khách hàng, nhà mạng sẽ quyết định một thuê bao có phải nguồn phát tán cuộc gọi rác hay không. Trong trường hợp bị xác định là nguồn phát tán cuộc gọi rác, nhà mạng sẽ khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng. Ở bước cuối cùng, chủ thuê bao sẽ nhận được thông báo cho biết số điện thoại của mình đã bị chặn do phát tán cuộc gọi rác.

Thông tin về các thuê bao bị chặn sẽ được gửi đến cơ sở dữ liệu tập trung của Cục Viễn thông. Việc mở lại dịch vụ chỉ được thực hiện khi có căn cứ khẳng định chủ thuê bao không thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 2 nhà mạng lớn là Viettel và MobiFone đưa vào vận hành hệ thống kỹ thuật ngăn chặn cuộc gọi rác từ ngày 1-7-2020. Theo đại diện Cục Viễn thông, nhà mạng lớn thứ 3 là VinaPhone tiến hành chặn cuộc gọi rác vào tháng 8-2020. Các nhà mạng còn lại là Vietnamobile, Gtel, Đông Dương Telecom, Hà Nội Telecom... sẽ chặn cuộc gọi rác trước thời điểm ngày 1-10-2020.

Siết tin nhắn, cuộc gọi Siết tin nhắn, cuộc gọi 'rác': Vô vọng với nhà mạng!

TTO - Dù tôi không ít lần phản ảnh đến tổng đài nhà mạng về tin nhắn rác, nhưng tình trạng có vẻ không hề thuyên giảm. Giờ lại còn có thêm các cuộc gọi rác thường xuyên tấn công nữa.

T.HÀ - Đ.THIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp