06/12/2024 16:51 GMT+7

Định hướng mới: Đưa 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành quản lý

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ ngành quản lý.

Định hướng mới: Đưa 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành quản lý - Ảnh 1.

Các tập đoàn, tổng công ty sẽ được đưa về các bộ ngành quản lý - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 6-12, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình - phó trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính phủ - tiếp tục ký, ban hành văn bản số 141 về kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Theo văn bản mới ban hành, vẫn giữ nguyên cơ cấu bộ máy như văn bản trước đó. Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) sẽ được tinh gọn gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ) và 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan). 

Các tổ chức trực thuộc cũng thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh đơn vị từ 15-20% đầu mối tổ chức.

Tên gọi hoàn chỉnh các bộ ngành

Tiếp tục duy trì tám bộ, cơ quan ngang bộ với yêu cầu có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, bao gồm Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy vậy, tên gọi và phương án sắp xếp một số đơn vị có sự thay đổi.

Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 

Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên bộ sau sắp xếp là Bộ Phát triển hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).

Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).

Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế. Giữ nguyên như tên gọi đề xuất trước đó.

Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành quản lý

Bộ Y tế chủ động phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động ban này); đồng thời dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.

Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, khi kết thúc hoạt động của hai cơ quan này.

Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.

Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điểm khác biệt là với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phương án trước đó được đưa ra là kết thúc hoạt động của ủy ban và chuyển chức năng nhiệm vụ về Bộ Tài chính và bộ chuyên ngành để quản lý.

Tuy nhiên trong văn bản ký ngày hôm nay 6-12, ủy ban này vẫn kết thúc hoạt động nhưng chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước về các bộ quản lý ngành, nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ. 

Với một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam… chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.

Đối với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, sẽ kết thúc nhiệm vụ để chuyển về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan.

Định hướng mới: Đưa 19 tập đoàn tổng công ty đưa về bộ ngành quản lý - Ảnh 3.Chính phủ sắp xếp giảm 5 bộ, 4 cơ quan, 20% tổ chức bên trong: Tác động thế nào?

Việc thực hiện phương án sắp xếp có quy mô, phạm vi với bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực sẽ lớn, đặt ra yêu cầu cao, cần có sự chuẩn bị kỹ trong công tác nhân sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp