08/11/2018 22:55 GMT+7

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

BS HOÀNG HỒ THỐNG NHẤT (Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood)
BS HOÀNG HỒ THỐNG NHẤT (Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood)

TTO - Thưa bác sĩ, tôi 42 tuổi, khỏe mạnh bình thường. Mẹ ruột của tôi bị đái tháo đường hơn 10 năm. Xin hỏi tôi có nguy cơ mắc bệnh này không? Cách phòng tránh như thế nào? (Bạn đọc Nguyễn Thị Lan - Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường - Ảnh 1.

Mỗi bữa ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho người đái tháo đường - Ảnh: Q.Đ.

- Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và hiện đang gia tăng nhanh trên thế giới. Bệnh thường không gây tử vong nhanh như những bệnh cấp tính nhưng diễn tiến âm thầm dẫn đến biến chứng và có thể gây tử vong, nên còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".

Bệnh có các loại: đái tháo đường type 1 (5-10%) thường gặp ở người trẻ trước 40 tuổi, đái tháo đường type 2 (70-80%) thường gặp ở người trên 40 tuổi, đái tháo đường thai nghén gặp ở phụ nữ có thai và các thể đái tháo đường khác hiếm gặp do các bệnh nội tiết, bệnh tuyến tụy hay do thuốc, hóa chất...

Một số yếu tố có liên quan đến bệnh đái tháo đường cần lưu ý như sau:

* Yếu tố gia đình, tiền sử sản khoa.

* Tuổi: tuổi càng tăng thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.

* Béo phì: tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến kháng insulin và gây đái tháo đường type 2.

* Ít vận động: nhiều nghiên cứu cho thấy việc luyện tập thể lực thường xuyên giúp ổn định đường máu, lipid máu, huyết áp.

Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

* Nên duy trì bữa ăn gia đình, ăn uống điều độ, đa dạng, không ăn quá nhiều vào bữa tối, không ăn sau 8h tối.

* Chọn thức ăn thô, nguyên hạt, gần với thiên nhiên để bảo tồn chất xơ, ít bị mất đi các dưỡng chất.

* Hạn chế thức ăn nhiều béo, nên chọn món luộc, hấp nhiều hơn món chiên, xào, quay.

* Hạn chế thức ăn ngọt hay thức uống có đường, hạn chế bia, rượu, thuốc lá.

* Tăng cường chất xơ từ rau lá, rau củ, trái cây ít ngọt.

2. Vận động thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày: hạn chế ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền, tăng cơ hội vận động mọi lúc mọi nơi...

3. Kiểm soát cân nặng cơ thể, tránh thừa cân béo phì.

4. Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 - 12 tháng để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.

Việc phối hợp chế độ ăn uống lành mạnh và các hoạt động thể lực thường xuyên như trên có thể giúp bạn giảm được 58% tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

BS HOÀNG HỒ THỐNG NHẤT (Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp