22/03/2018 14:47 GMT+7

Điều trị mụn trứng cá ở lưng và ngực

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Mụn trứng cá vùng lưng là một trong những loại trứng cá khó điều trị nhất và tốn nhiều thời gian nhất.

Điều trị mụn trứng cá ở lưng và ngực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: livestrong.com

Mụn trứng cá là hậu quả của tình trạng mất cân bằng hormone giới tính giữa estrogen (hormone nữ) và androgen (hormone nam) đặc biệt là ở nữ giới. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Havard đã cho thấy nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã nhờn được tiết ra nhiều. Trứng cá khi bị vi khuẩn mụn Propionibacterium acnes xâm nhập sẽ biến thành mụn bọc hay mụn mủ rất nguy hiểm và thường để lại sẹo lõm sâu.

Mụn trứng cá vùng lưng là một trong những loại trứng cá khó điều trị nhất và tốn nhiều thời gian nhất, mặc dù đều có nguyên nhân xuất phát từ việc rối loạn nội tiết tố, tuy nhiên mụn trứng cá lưng khó điều trị hơn mụn trứng cá ở các vùng da khác. 

Thông thường, lưng là vùng da ít được động tới kể cả trong quá trình tắm rửa hàng ngày vì tay không thể với tới được nên lỗ chân lông bị tắc, lớp chất sừng dày cộp. Mặt khác, trên cơ thể chúng ta, ngoài bộ phận mặt, lưng là nơi phân giải chất nhờn và mồ hôi nhiều nhất, áo bẩn có dính mồ hôi lại thường xuyên cọ xát trên bề mặt da và nốt mụn trứng cá khiến mụn trứng cá càng viêm nhiễm nặng thêm và dễ dàng lan ra các vùng khác.

Có 3 nguyên nhân gây mụn ở lưng:

- Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng;

- Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng;

- Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.

Thuốc chữa trứng cá:

- Mục đích của việc điều trị trứng cá là khai thông các lỗ chân lông bị bịt tắc và giữ cho chúng được sạch bằng cách bôi thuốc, đôi khi có thể kèm theo uống kháng sinh để diệt vi khuẩn trong nang lông;

- Các thuốc bôi:

+ Benzoyl peroxit: Chỉ bôi thuốc vào buổi tối, không bôi thuốc ban ngày và không đi ra ngoài ánh sáng mặt trời khi bôi thuốc để tránh làm bỏng da, cháy da. Thuốc có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã và giảm lượng vi khuẩn gây trứng cá. Tác dụng phụ là gây đỏ da, khô da và rát da.

+ Tretinoin: Dạng kem hay gel, bôi vào buổi tối, có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở nang lông tuyến bã nhờn. Thuốc cũng gây đỏ da, bong da và kích ứng da.

+ Thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin 2%, dung dịch clindamycin 1% (dalanin T), metronidazol dạng gel, bôi hằng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác.

+ Khi cơ thể bị mất cân bằng từ bên trong như thận yếu, gan yếu khiến cho độc tố không được đào thải mà tích tụ lại ở bên trong, đến một thời điểm nhất định chúng sẽ bùng phát ra ngoài mà biểu hiện thường gặp nhất là mụn trứng cá.

Có thể sử dụng các thuốc bổ gan để phối hợp với các thuốc bôi điều trị mụn trứng cá, tuy nhiên nên đến các trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nổi mụn trứng cá để dùng thuốc đúng, an toàn và hiệu quả nhất.

Muốn chữa trị có hiệu quả mụn trứng cá ở lưng thì cần giữ da sạch sẽ, thoáng mát, tắm mỗi ngày ít nhất 1 lần rồi lau thật khô không để mồ hôi ra nhiều, không nên ăn uống nhiều chất ngọt, chất béo, không thức khuya. Có thể sử dụng thuốc bôi, bôi mỗi tối 1 lần trước khi đi ngủ, cần thực hiện nhiều đêm liền. 

Việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh thì cần phải có sự tham khảo của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Có thể khám và điều trị tại chuyên khoa da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp