19/11/2018 09:07 GMT+7

Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG
ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

TTO - Vào mùa lạnh rồi, con của bạn có bị sổ mũi, ho, đau họng không? Có thể con bị cảm rồi! Việc điều trị cảm ở trẻ em khác với điều trị ở người lớn.

Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn - Ảnh 1.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày thì cần đưa đến bác sĩ ngay

Cảm là gì?

Cảm là bệnh thường gặp, hầu hết do siêu vi (virus) gây ra, lây qua đường không khí hoặc tiếp xúc các vật dụng bị nhiễm.

Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây cảm, trong đó Rhinovirus là phổ biến nhất. Nên một trẻ có thể bị cảm 8 lần trong một năm.

Cảm ở trẻ em có thể tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị (ngoại trừ ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch).

Điều gì xảy ra khi trẻ bị cảm?

Các triệu chứng thường bắt đầu 1-2 hai ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

- Nghẹt mũi: là triệu chứng nổi bật nhất,

- Chảy nước mũi: có thể màu trắng, vàng hoặc xanh,

- Đau họng, ho: do tích tụ dịch nhày ở họng và dịch từ mũi sau chảy xuống,

- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, đau cơ.

Cần lưu ý những biến chứng nặng của cảm

Mặc dù hầu hết trẻ bị cảm có thể tự khỏi, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý các triệu chứng của những biến chứng sau:

- Viêm tai giữa:  5-19% trẻ bị cảm bị viêm tai giữa (do vi khuẩn hoặc virus). Nếu trẻ bị sốt (> 38 độ C) sau ba ngày bị cảm, cần kiểm tra tai;

- Hen suyễn: Cảm có thể gây ra thở khò khè ở trẻ em hoặc làm nặng thêm bệnh hen suyễn ở trẻ có tiền sử bệnh này;

- Viêm xoang: Trẻ bị nghẹt mũi không cải thiện trong vòng 10 ngày có thể bị nhiễm khuẩn xoang;

- Viêm phổi: sau ba ngày bị cảm, nếu trẻ vẫn còn bị sốt, kèm ho, thở nhanh, có thể trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn.

Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn - Ảnh 2.

Cảm ở trẻ em có thể tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị

Xử trí như thế nào khi trẻ bị cảm?

Việc điều trị cảm ở trẻ em khác với điều trị ở người lớn.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của các thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc ho, thuốc long đờm đối với trẻ em.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến nghị không sử dụng các loại thuốc này ở trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ cao bị các tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với trẻ trên 6 tuổi, các thuốc này có thể có ít tác dụng phụ nhưng cũng ít hiệu quả.

Trong giai đoạn bị cảm, cha mẹ có thể giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách:

- Khi trẻ bị sốt và cảm thấy khó chịu: có thể cho trẻ uống acetaminophen (đối với trẻ trên 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi). Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều thuốc và loại thuốc phù hợp cho trẻ. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin cho trẻ.

- Có thể dùng nước muối nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy cho trẻ nhỏ, nếu cần có thể dùng bóng hút để tạm thời loại bỏ dịch tiết. Trẻ lớn hơn có thể dùng nước muối dạng xịt mũi. Không khí ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi.

- Ở trẻ em trên 12 tháng tuổi, mật ong có thể giúp giảm ho vào ban đêm.

- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ lượng dịch (gồm sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước trái cây …).

Kháng sinh không hiệu quả trong điều trị cảm, nhưng có thể cần thiết nếu cảm bị biến chứng do nhiễm khuẩn (viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang). Việc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ dẫn đến tăng đề kháng kháng sinh và có thể có các tác dụng phụ (ví dụ: dị ứng thuốc) nên cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Một số bằng chứng cho thấy sử dụng vitamin C dự phòng có thể làm giảm thời gian bị cảm ở trẻ em.

Ngoài vitamin C, không có khuyến cáo nào, cũng như các thử nghiệm lâm sàng, chứng minh hiệu quả của các phương pháp khác hiện đang được quảng cáo là điều trị và ngăn ngừa cảm (ví dụ như kẽm, các sản phẩm thảo dược).

hygene-hand-washing-boy-child-500x356

Rửa tay là một cách phòng ngừa cảm hiệu quả

Phòng ngừa cảm bằng cách nào?

Các biện pháp vệ sinh đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi rút gây cảm, bao gồm:

- Rửa tay là một cách thiết yếu và hiệu quả: hãy dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn; sau khi ho hoặc hắt hơi;

- Tập cho trẻ dùng khăn hoặc tay áo che khi hắt hơi hoặc ho, tránh dùng bàn tay;

- Cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh;

- Tránh khói thuốc lá.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện sau:

- Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày;

- Li bì, lừ đừ, hoặc bứt rứt;

- Bỏ ăn, uống kém;

- Khó thở, thở nhanh, thở rít, khàn tiếng, khò khè;

- Triệu chứng cảm không cải thiện hoặc nặng hơn trong vòng 14 ngày;

- Mắt đỏ, đổ ghèn;

- Có dấu hiệu của biến chứng viêm tai (đau, ù tai, chảy dịch …);

- Trẻ than đau đầu nhiều.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: [email protected]. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.
6 lưu ý để táo bón không là nỗi ám ảnh của bé

TTO - Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là vấn đề “tế nhị” nhưng vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển của trẻ.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp