(Lê Thanh Huy)
Phóng to |
Lao động VN đang làm việc tại Nhật Bản - Ảnh: Esuhai |
- Theo Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC), chương trình đưa tu nghiệp sinh Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo thỏa thuận giữa Bộ LĐ-TB&XH với Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (sau đổi thành Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản - IM Japan).
Người lao động đi tu nghiệp theo chương trình này không phải đóng góp các khoản chi phí đặt cọc hay thế chấp, chỉ phải chịu các chi phí: làm hộ chiếu, lệ phí visa, chi phí khám sức khỏe, chi phí ăn, ở, đi lại trong quá trình đào tạo tiếng Nhật, rèn luyện thể lực và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong thời gian bốn tháng trước khi phái cử.
Chương trình đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản có hai hình thức: tu nghiệp theo hợp đồng ba năm và tu nghiệp theo hợp đồng một năm.
Đối tượng tuyển dụng: Nam giới, tuổi từ 20 - 25; tốt nghiệp PTTH trở lên; cao trên 1m60, cân nặng phù hợp với chiều cao, không bị cận thị, không bị mù màu, không xăm mình, không bị tật nguyền; Có đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài theo quy định: có đạo đức tốt, chưa có tiền án, tiền sự; có khả năng nhận thức và ý thức kỷ luật tốt, hiểu rõ mục đích của chương trình; chưa từng tham gia các chương trình đào tạo tu nghiệp sinh của Nhật Bản.
Tuyển chọn thông qua các sở LĐ-TB&XH đối với người lao động tại các địa phương: Là công dân có hộ khẩu thường trú, sinh sống hoặc làm việc ổn định tại địa phương nơi đăng ký dự tuyển.
Tuyển chọn thông qua các trường dạy nghề đối với học sinh các trường dạy nghề: Là học sinh học nghề hệ dài hạn, ngành học phù hợp với các nghề cần tuyển chọn, đã hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo nghề (được biết hiện nay khu vực đối tượng này đang ưu tiên cho lao động nghèo).
Tuyển chọn thông qua Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin): Là công nhân được đào tạo và có kinh nghiệm phù hợp với các nghề mà công ty tiếp nhận yêu cầu, đang làm việc tại các đơn vị thành viên thuộc Vinashin.
Sau khi tuyển dụng qua vòng xét tuyển, lao động sẽ được đào tạo tiếng Nhật, rèn luyện thể lực và bồi dưỡng kiến thức cần thiết khoảng bốn tháng trước khi được phái cử qua Nhật.
Việc đưa tu thực tập sinh Việt Nam qua Nhật làm việc và học nghề theo kênh của IM Japan không chỉ giải quyết việc làm mà còn giúp Việt Nam đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, tiếp cận với máy móc, thiết bị công nghệ cao và sau đó là đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Bạn muốn tìm hiểu thông tin chi tiết có thể vào trang web của Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) http://www.ttldnnvietnam.gov.vn. Chúc bạn thành công!
Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện, thủ tục để đi lao động tại Nhật Bản; chính sách, nhu cầu tuyển dụng, công việc, ngành nghề XKLĐ sang Nhật Bản; cơ hội việc làm tại các công ty Nhật Bản ở VN... bạn đọc có thể gửi về chuyên mục Tư vấn việc làm Nhật Bản theo địa chỉ [email protected] (để đảm bảo chính xác nội dung câu hỏi, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận