10 đội y tế khẩn cấp (EMTs) của các nước ASEAN và Nhật Bản đến Đà Nẵng và Quảng Nam thông qua cảng hàng không để hỗ trợ các nạn nhân. Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Đó là tình huống giả định đưa ra tại buổi diễn tập phối hợp ứng phó y tế trong thảm họa các quốc gia ASEAN, với sự hỗ trợ của Nhật Bản diễn ra ngày 27-3 tại Đà Nẵng.
Theo tình huống giả định, Bộ Y tế đánh giá đây là thảm họa cấp 4, đề xuất chính phủ kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Thông qua sự điều phối của trung tâm AHA đã cử chuyên gia hỗ trợ điều hành và các nước ASEAN đã cử các đội I- EMT đến trợ giúp.
Các đội cứu trợ ASEAN và y tế quốc gia (khoảng 200 người) đã thực hành phân loại, cấp cứu, chuyển tuyến tại 12 trạm y tế I- EMT cho 90 nạn nhân.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Lê Tuấn (Thứ trưởng Bộ Y tế) cho biết Bộ Y tế Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các nội dung trong Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về quản lý y tế trong thảm họa được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31, tháng 11-2017, tích cực tham gia các sáng kiến của ASEAN huy động các nguồn lực tăng khả năng đối phó hiệu quả của ASEAN khi có thảm họa quy mô lớn xảy ra.
Dự án Tăng cường năng lực các quốc gia ASEAN trong quản lý y học thảm hoạ (ARCH) là dự án hợp tác kỹ thuật giữa Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) và Chính phủ Thái Lan (NIEM) ra đời trên cơ sở cam kết hợp tác quản lý thảm hoạ trong Tuyên bố chung tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN tháng 12/2013, với mục tiêu nâng cao năng lực điều phối, huy động nguồn lực trong khu vực và từng quốc gia ASEAN, đáp ứng nhanh và hiệu quả về y tế khi xảy ra các thảm hoạ tự nhiên.
Lực lượng này phối hợp với các đội y tế của Đà Nẵng và Quảng Nam thiết lập các cơ sở y tế lưu động, phối hợp cứu chữa những người bị nạn. Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận