06/06/2020 10:20 GMT+7

Điện mặt trời: Không khắt khe cũng đừng buông lỏng

LÊ CÔNG SĨ
LÊ CÔNG SĨ

TTO - Hệ thống điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển từ thành thị đến nông thôn. Ưu điểm được nói nhiều nhưng an toàn, hiệu quả và những quy chuẩn về việc lắp đặt điện mặt trời vẫn chưa rõ.

Điện mặt trời: Không khắt khe cũng đừng buông lỏng - Ảnh 1.

Nhà người dân sử dụng điện mặt trời tại quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điện mặt trời áp mái (ĐMT) đang trở nên phổ biến hơn với nhiều hộ gia đình. Với những ưu thế như giảm chi phí tiền điện, thời gian lắp đặt nhanh, hiệu quả sử dụng khá tốt, ĐMT đang được lựa chọn nhiều hơn.

Tuy không thuộc diện bắt buộc có báo cáo đánh giá tác động môi trường, song sự ảnh hưởng của hệ thống tấm pin mặt trời đến môi trường cũng cần được khuyến cáo, đánh giá một cách đầy đủ, khoa học.

ĐMT đang phủ khắp nơi trên nhiều mái nhà từ thành thị đến nông thôn, trên mái ngói biệt thự, tầng thượng công sở đến mái tôn nhà phố. Nhìn từ trên cao, nhiều đô thị chi chít những ô hình chữ nhật, "chỉ dấu" sự hiện diện của ĐMT. 

Không chỉ trên mái nhà, hệ thống ĐMT cũng đang được lắp đặt trên đất nông nghiệp để bán điện ở khu vực nông thôn. ĐMT được khuyến khích sử dụng do nằm trong chiến lược phát triển nguồn điện, ĐMT đang được lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên, thực trạng "phủ sóng" nhanh chóng của ĐTM cũng bộc lộ không ít lo ngại về sự an toàn sử dụng và mỹ quan đô thị.

Công suất phổ biến từ 3-6kWp trên diện tích 20-40m2, tương ứng tải trọng 250-500kg (10kg/m2 diện tích ĐMT) và được lắp trên hệ giá đỡ chịu lực riêng, hệ thống ĐMT ảnh hưởng không đáng kể đến kết cấu ngôi nhà, tức không gây mất an toàn về chịu lực. Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều hệ thống ĐMT được lắp khá sơ sài ở những ngôi nhà cao tầng, tiềm ẩn nguy cơ khi dông lốc, đây là điều không thể không lo ngại.

Việc lắp ĐMT áp sát mái nhà vốn không bị coi là ảnh hưởng kiến trúc công trình, mỹ quan đô thị. Cách thông dụng hiện nay là lắp hệ thống ĐMT trên hệ giá đỡ cao 2-3m và rõ ràng ảnh hưởng nhất định đến kiến trúc tự thân công trình, mỹ quan đô thị. Nhưng cách lắp áp sát mái nhà thường ít được chọn hơn lắp trên giàn cao, bởi lẽ việc lắp hệ thống ĐMT áp sát mái nhà ít tốn kém nhưng lại gây khó khăn cho việc bảo trì, sửa chữa mái nhà và tự thân hệ thống ĐMT.

Việc lắp ĐMT lẽ ra cần được tính toán ngay từ khâu thiết kế xây dựng nhà ở để người thiết kế tiên liệu, có giải pháp nhằm đảm bảo mỹ quan công trình, cảnh quan chung. Nhưng thực tế việc này thường phát sinh sau, tính toán không đồng thời khi xây dựng nhà. Việc lắp ĐMT hiện nay xảy ra với phần nhiều là nhà ở hiện hữu.

Việc phát triển hệ thống ĐMT cần đặt trong chiến lược cụ thể. Tôi cho rằng việc lắp đặt ĐMT tại các hộ gia đình cần được đưa vào khuôn khổ, quy chuẩn. Đây là vấn đề mới phát sinh, chưa chịu sự điều chỉnh của các quy định hiện hành về quy hoạch, xây dựng. 

Cần nhanh chóng có sự đánh giá toàn diện về tính an toàn, hiệu quả của hệ thống ĐMT, đồng thời có những quy chuẩn, quy định cụ thể, rõ ràng. Không quá khắt khe vốn là cơ hội tạo ra những "giấy phép con", song cũng không thể lơ là, buông lỏng để ĐMT phát triển một cách tự phát, thiếu sự kiểm soát cần thiết.

5 tháng, người dân bán được hơn 150 tỉ đồng tiền điện mặt trời 5 tháng, người dân bán được hơn 150 tỉ đồng tiền điện mặt trời

TTO - Từ năm 2017 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả hơn 294,7 tỉ đồng cho khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, trong đó riêng 5 tháng đầu năm là 151,7 tỉ đồng, cao hơn cả năm 2019.

LÊ CÔNG SĨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp