15/11/2022 09:49 GMT+7

Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Ám ảnh mạng xã hội

VINH SAN
VINH SAN

TTO - Có sự liên quan mật thiết giữa tỉ lệ giáo viên rời bục giảng, ôm nhiều "nỗi đau" trong giáo dục từ đám đông và mạng xã hội.

Diễn đàn Nỗi lòng nhà giáo: Ám ảnh mạng xã hội - Ảnh 1.

Không ít phụ huynh đùng đùng nổi cơn thịnh nộ khi biết con mình bị giáo viên hay nhà trường lỡ phạt hay đòn roi, thậm chí tìm cách tác động để trừng phạt ngược lại những cá nhân liên quan (chẳng hạn quay clip tung lên mạng, kêu gọi bạn bè chia sẻ khắp nơi) vì cho rằng "họ đã chọn nghề này thì ráng mà chịu!". 

Nhưng khi chính mình bất lực trong cách dạy dỗ thì họ tự biện hộ rằng đòn roi là cần thiết vì con quá bất trị. Khó thể nói hình phạt này là đúng, nhưng cần lắm sự đồng cảm nhất định vì việc dạy dỗ các lớp vài chục học sinh, mỗi lớp chỉ cần vài em nổi loạn thì áp lực kia lớn nhường nào.

Cũng cần đề cập đến cộng đồng mạng - một trong những nỗi ám ảnh lẫn gây xót xa hàng đầu ở nhiều người đứng trên bục giảng. Chỉ cần một clip cắt ghép có chủ đích được tung lên mạng và thế là không ít người thầy trở thành "tội đồ", hình ảnh bị bóp méo hoàn toàn và rồi hứng chịu muôn vàn gạch đá, uất ức muốn bỏ dạy ngay nếu có sự lựa chọn.

Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi có sự góp sức của những cá nhân tạm gọi là influencer (tạm dịch: người có ảnh hưởng trên mạng xã hội). Trong tâm lý học có halo effect (hiệu ứng hào quang) - một thuật ngữ nói về việc chúng ta có khuynh hướng tin mãnh liệt vào những điều được chia sẻ từ các cá nhân nổi tiếng hoặc người mình yêu thích. 

Và điều này kết hợp với tác động của hiệu ứng đám đông khiến cho mọi thứ càng trở nên tệ hại, do chúng ta nào kịp có thời gian soi xét nhiều chiều và lắng nghe phản biện?

Có một sự thật là nhiều influencer nổi lên chỉ nhờ ngoại hình hoặc các thủ thuật truyền thông chứ không chắc luôn gắn liền với tư duy tỉnh táo hay kiến thức bổ ích (đây cũng là điểm khác biệt giữa họ và KOL - những cá nhân nổi tiếng nhờ có kiến thức sâu trong một lĩnh vực nào đó). 

Kết quả là có những influencer chỉ chực chờ và "ngấu nghiến" các clip, thông tin mà họ được cung cấp và hứa hẹn sẽ đem lại lượt xem khổng lồ cho trang mạng xã hội của họ, còn tính đúng sai để sau.

Một số bậc phụ huynh theo đó vững tin vào quyền lực của cộng đồng mạng, dõng dạc nói với con cứ quay clip nếu thấy thầy cô "đụng" đến mình. Những đứa trẻ - vốn non nớt vốn sống và chưa rõ khái niệm đúng sai - liệu còn coi thầy cô giáo ra gì khi được cha mẹ hồn nhiên "trao quyền" như thế? 

Ngày càng nhiều người thầy dần rời bục giảng hoặc chọn thỏa hiệp, lạnh nhạt với nghề và cho điểm số cao, phớt lờ những điều cần uốn nắn ở người học để tránh phiền phức là vậy.

Không phải ngẫu nhiên ngạn ngữ châu Phi có một câu nói đáng suy ngẫm là "Cần cả ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ".

Diễn đàn Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Đừng để thầy cô thành công cụ

TTO - Chỉ một lời nói hớ hênh, một hành động bột phát, một hành xử thiếu kiềm chế, thầy cô có thể trở thành "nhân vật chính" làm "dậy sóng" mạng xã hội khi clip bị phát tán. Từ e dè, cảnh giác tới khép mình, phòng thủ, sợ sệt - khoảng cách rất gần.

VINH SAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp