28/09/2014 07:59 GMT+7

​Diễn đàn Kinh tế mùa thu “nóng” theo nợ xấu

LÊ THANH
LÊ THANH

TT - Với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế: kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”, diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27-9 tại Ninh Bình.

TS Trần Đình Thiên phát biểu tại diễn đàn Kinh tế mùa thu - Ảnh: L.T.
TS Trần Đình Thiên phát biểu tại diễn đàn Kinh tế mùa thu - Ảnh: L.T.

Hầu hết học giả, đại diện cơ quan chức năng tập trung bàn thảo câu chuyện xử lý nợ xấu.

Nếu không can thiệp sẽ khó xử lý hơn

Cần thêm rất nhiều thời gian

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng để xử lý triệt để nợ xấu, chúng ta cần phải có thêm rất nhiều thời gian, đặc biệt là nguồn lực. Như nhiều nước, họ phải chi 10-20% GDP để xử lý nợ xấu.

“Cũng có ý kiến cho rằng vay nước ngoài để xử lý nợ xấu, nhưng nợ công đang cao thì giải pháp này liệu có phù hợp? Hay cả việc có ý kiến chuyên gia đề nghị cần trích một phần nguồn lực từ dự trữ ngoại hối nhà nước để xử lý nợ xấu, song giải pháp này cần cân nhắc, nghiên cứu hết sức thận trọng” - bà Hồng chia sẻ.

TS Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, lo ngại nếu cứ để các ngân hàng tự xử lý nợ xấu như hiện nay sẽ không hỗ trợ tích cực cho phục hồi kinh tế. Việc xử lý nợ xấu ngày càng khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.

Nợ xấu làm tắc nghẽn dòng chảy tín dụng, góp phần kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Cùng quan điểm này, ông Cấn Văn Lực - chuyên gia ngân hàng - đề nghị cần phải xử lý nợ xấu quyết liệt hơn mới đưa nợ xấu về mức 3% vào năm 2015 như chỉ đạo của Chính phủ.

Còn TS Trần Du Lịch cho rằng khi nợ xấu là vấn đề của kinh tế vĩ mô, vượt khỏi tầm giải quyết của ngành ngân hàng, thông thường chính phủ nhiều nước phải đứng ra giải quyết. Còn ở Việt Nam, dường như chúng ta đã nhìn ra vấn đề nhưng vẫn coi nó là của ngành ngân hàng. Do đó, nợ xấu ở Việt Nam vẫn không thể giải quyết được mà lại đang tăng lên.

Liên quan đến xử lý nợ xấu, bà Nguyễn Thị Hồng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết tổng số nợ xấu toàn hệ thống tính đến cuối tháng 7-2014 là 4,11%, giảm nhẹ so với cuối tháng 6, nhưng so với cuối năm 2013 là tăng một chút.

Để xử lý nợ xấu, bên cạnh các giải pháp như các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro, tích cực thu hồi nợ... Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã mua được khoảng 74.000 tỉ đồng nợ xấu.

Quan trọng là phải bán được nợ

Riêng về cách xử lý nợ xấu của VAMC, ông Lực nhấn mạnh: “Không quan trọng về việc mua được bao nhiêu tỉ đồng nợ xấu mà quan trọng nhất là phải xử lý, bán nợ như thế nào sau khi mua vào. Hiện tại đang mắc ở vấn đề quyền lực cho VAMC trong xử lý tài sản đảm bảo. Do đó cần phải có cơ chế cho VAMC được phép phát mại tài sản.

Thứ hai là vấn đề pháp lý về sở hữu tài sản là bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện chúng ta chưa có thị trường mua bán nợ nên khi mua vào không bán ra được. Để tạo được thị trường mua bán nợ, chúng ta phải định giá lại khoản nợ xấu đã mua cho đúng với giá trị của nó. Phải chấp nhận chuyện giá khoản nợ được bán thấp hơn giá đã mua trước đây”.

Ông Lực cho rằng kinh nghiệm như Hàn Quốc, giá nợ xấu được bán ra chỉ đạt 40-50% so với giá trị sổ sách. Việt Nam mà phấn đấu được như Hàn Quốc cũng đã là rất tốt rồi. Đồng thời, Việt Nam cũng phải có nới lỏng hơn quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại và mua bán nợ xấu.

Đề nghị phải thay đổi cách thức xử lý nợ hiện nay, nghĩa là cần phải xử lý nợ xấu bằng tiền tươi thóc thật, đó là ý kiến của TS Trần Đình Thiên.

Còn ông Nguyễn Đức Kiên cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ được phép tiếp nhận phần vốn thoái của doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng nhằm hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp