08/12/2023 10:42 GMT+7

Diễn đàn "Bịt lỗ hổng tôn sư trọng đạo": Làm gì khi học sinh "gây rối"?

Đi qua nhiều quốc gia, tôi đã chứng kiến không ít những tình huống mà giáo viên phải hết sức kiên nhẫn với các hành vi gây rối của học sinh.

Diễn đàn

Trong một lớp 9 ở Phần Lan, khi tôi dự giờ học nấu ăn, một nhóm học sinh nam 4-5 em ngồi bấm điện thoại miệt mài. Một nhóm khác khoảng 4-5 em thì ôm vai bá cổ, đùa giỡn, chửi thề.

Không đối đầu trong giờ học

Giáo viên vẫn đi lại để hướng dẫn học sinh khác thực hành và phớt lờ hai nhóm học sinh "gây phiền hà". Các thành viên học hành nghiêm túc cũng giữ nét mặt bình thản và không bận tâm đến hai nhóm kia. Thỉnh thoảng, giáo viên chỉ đến vỗ nhẹ vào vai của các em như ngầm bảo "giảm âm lượng xuống" và các em có vẻ nói nhỏ lại.

Cuối giờ, tôi thấy giáo viên có một bản ghi chú. Tôi hỏi cô ấy định làm gì với bản ghi chú đó. Cô ấy nói sẽ có các biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn với các em học sinh kia nhưng không phải là đối đầu với các em trong giờ học.

Biện pháp cứng rắn nhất đó là báo với ban giám hiệu và từ chối cho các em vào lớp học, cho đến khi các em biết cách cư xử đúng chuẩn mực hơn.

Ở Hungary, trong một lớp 10, có một học sinh nói liên tục trong giờ học và thường xuyên đề nghị giáo viên cho ra ngoài. Giáo viên có đáp lời khi các câu hỏi liên quan bài học và từ chối cho học sinh ra ngoài. Cách cô nói chuyện khá hài hước nhưng cũng rất kiên quyết.

Đến giữa buổi, học sinh cứ loay hoay với chiếc điện thoại. Cô cầm một cái rổ đi xuống và đề nghị học sinh bỏ điện thoại vào rổ rồi cô mang lên bàn giáo viên.

Nét mặt của cô vẫn rất bình thản, không chút tức giận, cũng không có câu nói la mắng hoặc phán xét nhân cách của học sinh.

Khi rời lớp, cô nói với tôi: với các bạn tuổi dậy thì, nhiều hành vi bộc phát, có khi chính các bạn sau đó cũng không hiểu vì sao mình hành xử kỳ cục hoặc sai trái như vậy. Tuy nhiên, tại chính thời điểm đó, quá khó để các bạn kiểm soát hành động của mình và các bạn cần người lớn bao dung, giúp đỡ các bạn.

Việc rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, xử lý vấn đề, giao tiếp của giáo viên phải được chú trọng. Khi giáo viên gặp khó khăn, họ nên tìm đến ban giám hiệu, các giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giáo dục hiệu quả học sinh, thậm chí các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ.

Những thách thức cho giáo viên

Những câu chuyện trên là những bằng chứng sống động cho những nghiên cứu trong trường học về những thách thức mà giáo viên phải đối mặt. Không thể quản lý được hành vi của học sinh cũng là nguyên nhân nổi cộm khiến giáo viên Anh, Mỹ bỏ nghề.

Hành vi không phù hợp (misbehaviour) của học sinh thì ở độ tuổi nào cũng có. Tuy nhiên, các hành vi thử thách sự kiên nhẫn tối đa của người lớn thường đến từ các học sinh trung học, tức tuổi dậy thì: ngôn từ thiếu chuẩn mực, cợt nhả, trêu chọc, mang giáo viên ra làm trò đùa, nhục mạ giáo viên trên mạng, chống đối các yêu cầu của giáo viên, thậm chí tệ hại như trường hợp ở Tuyên Quang là tấn công giáo viên một cách rất bạo lực.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi, học sinh phải nhận các hậu quả (nói một cách bình dân là "bị phạt") tương ứng như nhắc nhở, cảnh cáo, cấm túc trong và sau giờ học, đình chỉ học, lao động công ích, xin lỗi công khai, hoàn thành các giờ học lại nội quy nhà trường…

Điều này có nghĩa khi học sinh có hành vi vi phạm chuẩn mực, chắc chắn các em phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Các hậu quả ("hình phạt") này được công bố rõ ràng trong quy định của nhà trường và được phổ biến đến cả học sinh và phụ huynh từ đầu năm, cũng như thường xuyên được giáo viên chủ nhiệm nhắc lại.

Khi học sinh nhận các hậu quả ở mức cảnh cáo trở lên thì phụ huynh luôn được thông báo hoặc mời đến trường họp cùng giáo viên.

Điều thứ hai, việc "phạt" chỉ có hiệu quả khi đi kèm với các biện pháp hướng dẫn sửa đổi một cách tích cực từ giáo viên. Giáo viên muốn có ảnh hưởng tích cực với học sinh thì cần dành thời gian đáng kể để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các em trong lẫn ngoài lớp học.

Để được học sinh tin yêu, kính trọng thì giáo viên cần thấu hiểu đặc điểm của các em và tránh có những phán xét nhân cách vội vàng.

7 hoạt động chính ngăn chặn bạo lực học đường

Chính sách "đánh giá mối đe dọa" (threat assessment) dành cho các học sinh có nguy cơ gây ra bạo lực được xem là "công thần" trong việc ngăn chặn bạo lực học đường tại Mỹ. Chính sách bao gồm khoảng 7 hoạt động chính như:

1. Xây dựng một nhóm đánh giá đa lĩnh vực (multidisciplinary teams) bao gồm quản lý trường học, cố vấn tâm lý, giáo viên và đôi khi là các chuyên gia thực thi pháp luật.

2. Can thiệp sớm: Xác định những cá nhân có thể gây nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác trước khi tình huống leo thang.

3. Xây dựng các phương thức báo cáo rõ ràng để học sinh, nhân viên và cả người ngoài báo cáo (ẩn danh) bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn hoặc hành vi đáng lo ngại nào.

4. Đánh giá các mối đe dọa: Đánh giá này có thể bao gồm đánh giá về hành vi, tương tác xã hội, kết quả học tập và bất kỳ thông tin liên quan nào khác của cá nhân.

5. Chiến lược can thiệp: Những chiến lược này có thể bao gồm tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, nguồn lực về sức khỏe tâm thần và trong một số trường hợp có sự tham gia của cơ quan thực thi pháp luật nếu có mối đe dọa đáng cân nhắc.

6. Theo dõi và giám sát: Nhóm có thể tiếp tục đánh giá sự tiến bộ của cá nhân, cung cấp hỗ trợ và điều chỉnh các chiến lược can thiệp nếu cần.

7. Cân nhắc về quyền riêng tư: Các trường học phải tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành liên quan đến việc xử lý thông tin nhạy cảm và đảm bảo rằng quy trình này diễn ra công bằng và minh bạch.

Tình yêu thương và sự bao dung

Có những học sinh sống trong môi trường gia đình, cộng đồng rất bất lợi, khiến hành xử của các em cũng chưa tốt. Trong những tình huống này, chỉ có tình thương yêu và sự bao dung vô bờ bến của giáo viên mới có thể giúp đỡ các em.

Cô giáo người Mỹ Erin Gruwell, đồng tác giả của hai quyển sách nổi tiếng thế giới Người gieo hy vọng và Viết lên hy vọng đã kể về những trải nghiệm "kinh hoàng" của cô những ngày đầu đi dạy: bị mang tên ra bêu riếu, học sinh ném giấy, ném phấn, chống đối, thậm chí dọa đánh.

Cô đã dành hết tâm sức để thấu hiểu các em và hướng dẫn các em viết nhật ký để bộc lộ bản thân. Đồng hành một cách không phán xét các em, cô đã biến các học sinh của mình trở thành người tử tế hơn mỗi ngày.

Cô giáo kể thường xuyên bị học sinh đánh, phụ huynh nói cô vẫn Cô giáo kể thường xuyên bị học sinh đánh, phụ huynh nói cô vẫn 'khiêu chiến' với lớp

"Khi nào khỏe tôi sẽ làm đơn xin chuyển trường. Tôi sẽ xin chuyển về một nơi khác để yên tâm công tác, nơi có những đồng nghiệp mới, cách nhìn mới", cô H. chia sẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp