19/09/2023 17:38 GMT+7

Điện Biên 4 tháng vẫn ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu

Mới đây, tại tỉnh Hà Giang và Điện Biên liên tiếp ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu, đã có ca tử vong. Bộ Y tế nhận định các dịch bạch hầu diễn biến phức tạp.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho trẻ - Ảnh: CDC Điện Biên

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho trẻ - Ảnh: CDC Điện Biên

Ngày 18-9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn khẩn yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong.

Nhiều ổ dịch xuất hiện không rõ nguồn lây

Tại tỉnh Điện Biên từ 30-4 đến 21-5 ghi nhận 2 trường hợp mắc bạch hầu, có 1 ca tử vong tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông. Sau đó gần 3 tháng, ngày 14-8 xuất hiện ổ dịch thứ hai tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông. Tiếp đến ngày 23-8 tiếp tục xuất hiện ổ dịch thứ 3 tại xã Huổi Mí, huyện Mường Chà. 

Trong hơn 4 tháng, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó có một trường hợp tử vong tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông.

Tại Hà Giang, theo báo cáo của Sở Y tế, hiện trên địa bàn tỉnh có 46 người nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu đang được theo dõi tại 3 bệnh viện, trong đó có 9 ca bệnh được xác định mắc bệnh bạch hầu và đã có 1 ca tử vong.

Trước đó, ngày 24-8, Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc ghi nhận ca tử vong do mắc bệnh bạch hầu là V.M.D. (15 tuổi, dân tộc Mông). Đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu và tử vong tại tỉnh này trong gần 20 năm. 

Theo nhận định của Bộ Y tế, tất cả các ổ dịch bạch hầu tại Điện Biên và Hà Giang đến nay hầu như không có nguồn lây, thậm chí rất khó tìm nguồn lây vì người lành mang trùng không có biểu hiện rõ ràng.

Bà Nguyễn Thanh Hương, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Giang, cho biết nguyên nhân do một số người dân chưa tuân thủ điều trị, cách ly và uống thuốc dự phòng. Bên cạnh đó, Hà Giang đang thiếu vắc xin để triển khai tiêm chống dịch cho toàn bộ nhân dân tại các vùng có dịch.

Bệnh bạch hầu vì sao đáng lo?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, ở vùng ôn đới bệnh bạch hầu thường xảy ra qua đường hô hấp, chủ yếu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Trước khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu là bệnh thường gặp ở trẻ em, 80% xuất hiện ở những trẻ dưới 15 tuổi không được tiêm chủng ngừa bệnh. Bất kỳ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể mắc bệnh bạch hầu. 

Theo một chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, độc tố của bạch hầu còn có thể gây ra rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến cơ hô hấp, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim, tử vong. Bạch hầu cũng có thể gây ra thể bạch hầu da, niêm mạc, tuy nhiên tỉ lệ các thể này thấp.

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tồn tại ở người mắc bệnh và cả người khỏe mạnh chứa vi khuẩn. Sau thời gian 2 tuần nhiễm bệnh, người bệnh có thể lây truyền cho người khác, tốc độ lây lan của bệnh nếu không được ngăn chặn là rất nhanh.

Phòng, tránh bệnh bạch hầu lây lan bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo để phòng bệnh, cần chú ý tiêm chủng đầy đủ. Tiêm chủng 3 mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Với trẻ trên 7 tuổi và người lớn nên tiêm phòng nhắc lại cách mỗi 10 năm.

Khi phát hiện mắc bệnh, cần cách ly phòng lây lan bệnh. Người bệnh được theo dõi điều trị và cách ly tuyệt đối tại cơ sở y tế. Người lành mang trùng là nguồn lây bệnh nguy hiểm, do vậy cần tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, tránh những nơi đông người, vệ sinh môi trường sống, mang khẩu trang ở những nơi công cộng.

Bệnh bạch hầu, vì sao hằng năm vẫn còn ca mắc?Bệnh bạch hầu, vì sao hằng năm vẫn còn ca mắc?

Trẻ nhỏ, người lớn đã tiêm vắc xin phòng bạch hầu nhưng không nhắc lại dễ mắc bệnh khi tiếp xúc nguồn bệnh do kháng thể giảm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp