25/02/2025 13:38 GMT+7

Điểm tên những tuyến đường bị lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ bị 'đá' xuống lòng đường

Điểm tên những tuyến đường khu vực nội thành lẫn ngoại thành bị chiếm dụng vỉa hè, người đi bộ bị 'đá' xuống lòng đường, rất nguy hiểm.

Người dân hy vọng TP.HCM chỉ đạo đột phá, trả lại vỉa hè cho người đi bộ - Ảnh 1.

Lấn chiếm vỉa hè tại đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bài viết "Ngang nhiên, tùy tiện cho thuê vỉa hè" nhận được nhiều sự quan tâm, bức xúc phản hồi từ bạn đọc.

Tình trạng vỉa hè trên các tuyến đường ở TP.HCM bị chiếm dụng và tận thu bằng việc cho thuê, làm chỗ buôn bán, đậu xe khiến người đi bộ bị "đá" xuống lòng đường thật sự nhức nhối.

Không còn khoảng vỉa hè nào dành cho người đi bộ

Bạn đọc liệt kê rất nhiều tuyến đường khu vực nội thành lẫn ngoại thành bị chiếm dụng vỉa hè.

Tại đây, người kinh doanh đua nhau "bài binh bố trận", nào là để chậu cây, bán đồ ăn sáng, ăn vặt, cà phê. Thậm chí nhậu nhẹt gây ồn ào mất trật tự, ách tắc giao thông.

Đó là đường Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Bảo, Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp); Chu Văn An, Nguyễn Xí, Nguyễn Văn Lạc, Ngô Tất Tố, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh); đường Lâm Văn Bền, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá (quận 12); Nguyễn Thái Học, Đặng Dung, Nguyễn Văn Nguyễn, Hoàng Sa (quận 1); Tây Thạnh, Phạm Văn Bạch, Lạc Long Quân (Tân Bình).

Lý Thái Tổ (quận 10), Bà Hom (quận 6), Bến Bình Đông (quận 8), Hồ Thị Tư (TP Thủ Đức), Trần Hưng Đạo (quận 5), Hiệp Bình (TP Thủ Đức), Nguyễn Thị Diệu (quận 3), Lộ Tẻ (Bình Tân), Man Thiện (TP Thủ Đức)...

"Lòng đường cũng bị chiếm nữa chứ nói chi vỉa hè. Nhiều khi đường hẹp xe đông kẹt đi không được mà nhìn thấy vật dụng, xe cộ, bàn ghế, chậu cây kiểng người ta lấn ra lòng đường thật bức xúc", bạn đọc Dương viết.

Bạn đọc Người dân phản ánh: "Đường Hiệp Bình thường xuyên bị buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Đa số các hộ dân là buôn bán thịt cá, xả nước thải thẳng ra ngoài đường, rất hôi thối và gây mất mỹ quan đô thị".

"Tôi đi bộ tập thể dục trên đường Đặng Văn Sâm gần công viên Gia Định, quận Phú Nhuận thì hai bên lòng đường dành cho xe ô tô đậu", bạn đọc A Ba viết.

Người dân hy vọng TP.HCM chỉ đạo đột phá, trả lại vỉa hè cho người đi bộ - Ảnh 2.

Vỉa hè từ đường lớn tới hẻm đều bị chiếm dụng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Không những vỉa hè ngoài mặt tiền mà cả trong hẻm cũng bị lấn chiếm không thương tiếc.

"Hẻm nhà tôi đó giờ xe hơi vô được, quay đầu vô tư. Từ ngày có quán sủi cảo bên đường Hà Tôn Quyền, không rõ họ đã làm việc với ai mà ngang nhiên chiếm hết khu vực hẻm để bàn ghế và giữ xe luôn. 

Tôi bức xúc vì nay khu vực mình sinh sống không còn yên bình nữa", bạn đọc bana****@gmail.com ngao ngán.

Cùng tâm trạng, bạn đọc nguy****@gmail.com cho rằng vỉa hè rộng 5-7m nhưng không có lối đi cho người đi bộ, buộc phải đi xuống lòng đường. 

Đặc biệt góc ngã tư Trần Nhân Tôn và Hùng Vương nên rất dễ bị tai nạn giao thông.

"Đại lộ Võ Văn Kiệt từ đường Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình kéo dài đến cầu Nguyễn Văn Cừ vỉa hè trên 10m nhưng những quán nhậu lấn không còn 1cm nào. 

Người dân tập thể dục đều phải đi bộ xuống đường nhiều lúc xe đông rất nguy hiểm", bạn đọc Hungla cũng bức xúc.

Cần có một nghị định riêng về vỉa hè?

Nhiều bạn đọc cho rằng cần có một nghị định riêng để xử lý triệt để tình trạng người mua bán tranh vỉa hè của người đi bộ như hiện nay.

"Xin hãy chung tay giành lại vỉa hè cho người đi bộ, cho người già trẻ em đi lại, cho bộ mặt đô thị. Xin hãy nói không với các cửa hàng quán xá, xe đẩy lấn chiếm vỉa hè", bạn đọc Thu kêu gọi.

Bạn đọc Minh Tân mong muốn thành phố cần quyết liệt hơn về vấn đề trật tự đô thị. Cứ truy trách nhiệm người đứng đầu và những cán bộ có liên quan nếu để địa bàn của mình xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè.

Còn bạn đọc Trần Hanh viết: "Quy định pháp luật cấm đi bộ dưới lòng đường. Nhưng có ai muốn đi bộ dưới lòng đường đâu, chỉ là không có vỉa hè vì bị chiếm dụng hết rồi".

"Nạn lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán là tình trạng chung của các thành phố, đô thị trên cả nước. 

Mong sao có nghị định riêng xử lý lấn chiếm vỉa hè cho dân đỡ khổ", bạn đọc Công Nguyên bức xúc.

Bạn đọc Huy Đức cho rằng: "Nên phạt việc chiếm dụng vỉa hè thật nặng. Xe máy leo vỉa hè đã bị phạt 5 triệu thì chiếm dụng kinh doanh bất hợp pháp cũng không thể thấp hơn 10 triệu. 

Ngoài ra nên có kênh tiếp nhận phản ánh của người dân và cơ chế giám sát xem thử cấp phường xã có xử lý quyết liệt vấn đề này không".

Điểm tên những tuyến đường bị lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ bị 'đá' xuống lòng đường - Ảnh 4.Vỉa hè bị lấn chiếm khắp nơi

Việc lấy lại vỉa hè cho người đi bộ vẫn như 'bắt cóc bỏ dĩa'. Việc cho thuê vỉa hè nhiều nơi chưa thể triển khai. Vỉa hè ai giành nấy được, đây vẫn là thực trạng ở nhiều nơi tại TP.HCM.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp