Thí sinh tham dự một kỳ tuyển sinh ĐH bằng bài thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội- ảnh: Nguyễn Khánh |
Xem mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành đào tạo
Mức điểm sàn xét tuyển vào các trường, khoa được xác định từ mức 15,5 điểm đến 21 điểm tùy theo từng ngành đào tạo.
Trong đó, các ngành đào tạo của trường ĐH Ngoại ngữ và khoa Quốc tế đều có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5 điểm.
Ngành có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển cao nhất (21 điểm) là ngành y đa khoa và dược học.
Riêng chương trình đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ kỹ thuật hoá học và ngành công nghệ sinh học ngoài ngưỡng sàn nhận hồ sơ xét tuyển quy định (15,5 điểm) còn đặt điều kiện môn tiếng Anh thí sinh phải đạt tối thiểu 5/10 điểm.
Ngành răng hàm mặt Khoa Y dược dù tuyển sinh tổ hợp B00 (toán- hóa- sinh), nhưng cũng bổ sung điều kiện môn tiếng Anh thí sinh đạt tối thiểu 4/10 điểm.
Năm 2017, ĐHQGHN tuyển sinh đại học chính quy với 7.345 chỉ tiêu của 99 ngành/chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Luật học, Y – Dược.
Cụ thể, 9 đơn vị thuộc ĐHQGHN tuyển sinh đại học chính quy gồm:
Trường Đại học Công nghệ: tuyển sinh 1.120 chỉ tiêu, 13 ngành/CTĐT
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 1.420 chỉ tiêu, 25 ngành/CTĐT
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: 1.610 chỉ tiêu, 23 ngành/CTĐT
Trường Đại học Ngoại Ngữ: 1.225 chỉ tiêu, 14 ngành/CTĐT
Trường Đại học Kinh tế: 680 chỉ tiêu, 9 ngành/CTĐT
Trường Đại học Giáo dục: 300 chỉ tiêu, 6 ngành đào tạo
Khoa Luật: 400 chỉ tiêu, 2 ngành đào tạo
Khoa Y Dược: 190 chỉ tiêu, 3 ngành đào tạo
Khoa Quốc tế: 400 chỉ tiêu, 3 ngành đào tạo
Tùy theo từng chương trình đào tạo, sinh viên phải tích lũy khoảng 120-160 tín chỉ (chưa kể các học phần điều kiện, chương trình Dược học 173 tín chỉ, Y - Đa khoa 224 tín chỉ) để tốt nghiệp và được công nhận học vị cử nhân/ kỹ sư.
Đối với các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao sinh viên tích lũy số tín chỉ nhiều hơn 135 tín chỉ.
Thời gian đào tạo của một khóa tuyển sinh được thiết kế là 4 năm học (8 học kỳ chính thức).
Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo cũng như các học phần điều kiện khác được xét tốt nghiệp sớm.
Theo thống kê, hàng năm luôn có một tỉ lệ nhất định sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn.
Sinh viên theo học một số ngành đào tạo chuẩn ở các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội theo học chương trình đào tạo thứ hai thuộc các ngành khoa học xã hội, kinh tế, ngoại ngữ, luật học.
Để tận dụng được cơ hội này, người học phải quyết tâm ngay từ ngày lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ĐHQGHN.
Sau khi trúng tuyển và hoàn thành khối lượng kiến thức đào tạo của năm thứ nhất đạt kết quả điểm trung bình chung tích lũy ≥ 2.0 (thang điểm 4.0) hay 5,0 (thang điểm 10), các em có thể đăng ký theo học chương trình đào tạo thứ hai.
Các phòng đào tạo của các trường, khoa sẽ hướng dẫn chi tiết chương trình đào tạo, thủ tục đăng ký theo học 2 chương trình đào tạo cùng lúc (Đơn đăng ký, bảng điểm sinh viên năm thứ nhất, ảnh 3 x 4 cm…).
Trong quá trình học tập, các học phần (môn học) tương đương được công nhận kết quả và cập nhật vào bảng điểm sinh viên giúp sinh viên giảm thời gian học tập.
ĐHQGHN cũng khuyến cáo sinh viên phải tốt nghiệp bằng đào tạo thứ nhất trước khi xét tốt nghiệp bằng thứ hai và thời gian kết thúc cả hai chương trình đào tạo tối đa là 6 năm học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận