Thí sinh dự kỳ kiểm tra năng lực do Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức sáng nay 21-7 - Ảnh: T.H
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa thông qua các ngành đều tăng so với năm 2018. Điểm sàn các ngành của trường dao động từ 18 đến 21 điểm (tuỳ ngành). Trong đó, 3 ngành có điểm sàn cao nhất là 21 điểm (cao hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT 3 điểm), gồm: sư phạm toán, sư phạm hoá và sư phạm tiếng Anh.
Thí sinh đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển quy định trong d8ề án tuyển sinh đại học năm 2019 của trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT) được quyền đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các ngành tương ứng của trường.
Thí sinh cần dựa vào thông tin các mức điểm sàn này để điều chỉnh nguyện vọng vào ngành phù hợp.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố điểm sàn các ngành ĐH hệ chính quy năm 2019 sử dụng phương thức xét điểm thi THPT quốc gia chương trình đại trà tại cơ sở TP.HCM là 17 điểm.
TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết năm nay trường áp dụng một mức điểm sàn chung cho tất cả các ngành ĐH chương trình đại trà tại cơ sở TP.HCM. Với các ngành ĐH chất lượng cao (tại TP.HCM), điểm sàn là 16 cho tất cả các ngành.
Còn Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tại Quảng Ngãi, điểm sàn cho tất cả các ngành là 15 điểm.Đây là tổng điểm của ba môn thi (không nhân hệ số) của các tổ hợp xét tuyển trong mỗi ngành tương ứng cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Trước đó, nhà trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ .
Năm 2019, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển sinh hơn 7.000 chỉ tiêu. Trong đó, trường dành 70-90% chỉ tiêu (tùy ngành) cho phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa điểm sàn xét tuyển của phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của 39 ngành đào tạo thuộc chương trình tiêu chuẩn từ 22,5 đến 26 điểm.
Trong đó, ba ngành có điểm sàn cao nhất là ngôn ngữ Anh, kinh doanh quốc tế và dược học.
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh và tiếng Việt, điểm sàn 17 ngành đào tạo từ 22,5 đến 26 điểm. Trong đó, ngành ngôn ngữ Anh cao điểm nhất.
Đối với chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, trường công bố mức điểm sàn cho 10 ngành đào tạo từ 22,5 đến 24 điểm. Các ngành có điểm cao nhất là ngôn ngữ Anh, marketing và quản trị kinh doanh.
Ở chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở Nha Trang, điểm sàn 5 ngành đào tạo của trường từ 22,5 đến 23 điểm. Trong đó, 4 ngành có điểm cao nhất là ngôn ngữ Anh, marketing, quản trị Kknh doanh (chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn) và luật.
Đối với chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở Bảo Lộc, có 3/5 ngành điểm sàn cao nhất là 23, bao gồm các ngành ngôn ngữ Anh, quản trị Kinh doanh (chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn) và luật. Hai ngành Việt Nam học và kỹ thuật phần mềm có cùng điểm sàn 22,5 điểm.
Điểm xét tuyển (thang 40 điểm) là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp (có nhân hệ số môn theo tổ hợp, ngành xét tuyển), cộng với điểm ưu tiên đối tượng/khu vực (nếu có), được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Trong đó, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực lấy theo bảng dưới đây về điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo thang 40.
Ví dụ: Thí sinh có kết quả thi THPTQG năm 2019:
Toán: 7,10 điểm ; Văn : 6,70 điểm ; Anh: 7 điểm
Thí sinh thuộc khu vực 1.
Xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Anh theo tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh) trong đó môn nhân hệ số 2 là môn Anh.
Như vậy, điểm xét tuyển của thí sinh theo tổ hợp D01 ngành ngôn ngữ Anh được tính như sau:
Điểm xét tuyển = Điểm toán + Điểm văn + Điểm Anh *2 + Điểm ưu tiên
= 7,10 + 6,70 + 7,00*2 + 1,00 = 28,80 điểm
Thông tin điểm sàn tất cả các ngành và cơ sở đào tạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Chiều nay 21-7, Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển năm 2019, mức điểm từ 15 đến 20. Điểm sàn được tính bằng tổng điểm ba môn thi (không nhân hệ số môn chính) cộng với điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.
Các ngành có điểm sàn 20 điểm gồm: sư phạm toán học, sư phạm hoá học, sư phạm vật lý và giáo dục mần non.
Các ngành mức 19 điểm gồm: thanh nhạc, ngôn ngữ Anh (chuyên ngành thương mại và du lịch), sư phạm tiếng Anh.
Các ngành mức 18 điểm: luật, giáo dục tiểu học, giáo dục chính trị, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, sư phạm lịch sử, sư phạm địa lý, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử - địa lý.
Các ngành mức 17 điểm: Việt Nam học (chuyên ngành văn hóa - du lịch), quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị văn phòng, kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin.
Các ngành mức 16 điểm: quản lý giáo dục, tâm lý học, toán ứng dụng, công nghệ thông tin (chất lượng cao), công nghệ kỹ thuật điện - điện tử
Các ngành 15 điểm gồm: quốc tế học, thông tin - thư viện, khoa học môi trường, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử - viễn thông.
Trong khi đó, 2.847 thí sinh đã có mặt để tham dự kỳ kiểm tra năng lực năm 2019 của Trường ĐH Luật TP.HCM diễn ra sáng nay 21-7.
Trong số 3.799 thí sinh đủ điều kiện vượt qua vòng xét tuyển sơ bộ, có 2.847 thí sinh đã có mặt tại các điểm thi và hoàn thành phần thi của mình. Số thí sinh dự thi chiếm tỉ lệ 74,94% thí sinh vượt qua giai đoạn xét tuyển sơ bộ theo danh sách được trường thông báo trước đó.
Đây là năm thứ 5 Trường ĐH Luật TP. HCM áp dụng phương thức tuyển sinh riêng, theo đó thí sinh có nguyện vọng nhập học phải trải qua hai giai đoạn: xét tuyển sơ bộ và kiểm tra năng lực để chính thức trở thành sinh viên của trường.
Nhà trường dự kiến sẽ công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, điểm xét tuyển (chính thức) và kết quả thí sinh dự kiến trúng tuyển 15h ngày 24-7.
Sau đó, từ sau 15h ngày 24-7 đến 11h30' ngày 27-7 là thời gian để các thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 bản gốc cho nhà trường.
ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết quy chế tuyển sinh, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT 1 lần duy nhất trong thời gian từ ngày 22-7 đến 29-7 (theo phương thức trực tuyến).
"Khi đó, nếu thí sinh thật sự muốn vào học tại Trường ĐH Luật TP.HCM, từ ngày 22-7 đến trước khi trường công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển (sau 15h ngày 24-7), thí sinh không nên thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng trên cổng thông tin tuyển sinh của bộ", ông Hiển lưu ý.
Khi nhà trường công bố kết quả trúng tuyển, thí sinh có tên trong danh sách này và vẫn còn nguyện vọng học tại trường thì ngay lập tức dùng tài khoản và mật khẩu cá nhân (đã được các thầy/ cô THPT cấp khi nộp hồ sơ) để truy cập vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để kiểm tra thông tin về nguyện vọng đăng ký xét tuyển và thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Khi đó, thí sinh phải chọn ngành và tổ hợp mà thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM là thứ tự nguyện vọng 1.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận