05/06/2023 09:45 GMT+7

Điểm rèn luyện: Nhất thiết phải có

Điểm rèn luyện không là câu chuyện mới khi đã được áp dụng nhiều năm qua, trở nên quen thuộc với sinh viên.

Tham gia hoạt động cộng đồng không chỉ để lấy điểm rèn luyện mà giúp sinh viên hoàn thiện quá trình đào tạo của mình  - Ảnh: Q.L.

Tham gia hoạt động cộng đồng không chỉ để lấy điểm rèn luyện mà giúp sinh viên hoàn thiện quá trình đào tạo của mình - Ảnh: Q.L.

Dưới góc nhìn của nhà trường, điểm rèn luyện đang được vận hành thế nào?

Truyền thông về các tấm gương xuất sắc trong học tập và rèn luyện, mời cựu sinh viên chia sẻ, truyền cảm hứng sẽ giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện, tích lũy kỹ năng, kiến thức ngoài sách vở.

Thạc sĩ NGUYỄN ĐĂNG QUANG

* Thạc sĩ NGUYỄN ĐĂNG QUANG (phó trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Truyền tải thông điệp cụ thể

Bên cạnh điểm học tập, việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên trong môi trường ĐH là cần thiết, căn cứ để xét tốt nghiệp, cấp học bổng, khen thưởng, ưu tiên tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế, xét thôi học... Vấn đề là nội dung đánh giá cần cụ thể, phù hợp khả năng và thế mạnh của sinh viên.

Quy trình đánh giá được niêm yết công khai trên website phòng công tác sinh viên, được phổ biến ngay từ năm đầu. Sinh viên căn cứ vào kết quả tham gia các hoạt động rèn luyện cả trong và ngoài trường, tự đánh giá kết quả trên hệ thống của trường theo các tiêu chí đã quy định, sau đó thầy cô cố vấn học tập họp lớp để đánh giá. 

Hội đồng cấp khoa, bộ môn công nhận kết quả này và thông báo cho sinh viên trước khi ban hành quyết định công nhận kết quả rèn luyện chính thức 20 ngày.

Thực tế có một bộ phận sinh viên việc tham gia hoạt động như một hình thức đối phó để lấy điểm, chứ không thật sự hiểu rõ giá trị của các hoạt động. Do đó, khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào, chúng tôi phải nỗ lực tối đa truyền tải thông điệp cụ thể về nội dung, diễn giả tham gia, giá trị của chương trình cho sinh viên nhằm giúp các bạn hiểu rõ trước khi quyết định tham gia. 

Sẽ có khảo sát sau khi kết thúc để sinh viên đánh giá, qua đó chúng tôi rút kinh nghiệm để tổ chức và xây dựng các chương trình sau được tốt hơn.

* Thạc sĩ ĐỖ TRẦN THÀNH (phó trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM):

Liên tục lấy ý kiến, xây dựng quy trình chuẩn

Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên là hoạt động không thể thiếu, góp phần tích cực nâng cao ý thức trách nhiệm và định hướng cho sinh viên trong học tập, rèn luyện. Từ đó, đào tạo ra những lớp sinh viên phát triển toàn diện với đạo đức, tri thức, sức khỏe để đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động.

Cột điểm này không chỉ đánh giá, phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo học kỳ, năm học và toàn khóa mà còn là căn cứ quan trọng giúp sinh viên thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Điều cần lưu ý là một số trường hợp ban cán sự lớp không để ý, ít quan tâm đến thành viên trong lớp nên đôi lúc việc đánh giá chưa đầy đủ.

Hằng năm, nhà trường đều lấy ý kiến, góp ý của lãnh đạo, cán bộ, ban cán sự lớp và sinh viên để hoàn thiện quy trình, khung điểm đánh giá, xây dựng quy trình chuẩn ISO quản lý đánh giá điểm rèn luyện. Tập huấn, hướng dẫn cho ban cán sự lớp, thư ký phụ trách công tác sinh viên các khoa, viện và thống nhất thực hiện đảm bảo đúng quy trình ISO.

Công khai kết quả đánh giá của các cấp trên phần mềm quản lý. Trường phối hợp các đơn vị có nhiều hoạt động nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên và đều được thông tin trên các kênh, gửi đến email sinh viên.

Năm nội dung đánh giá

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm rèn luyện đánh giá năm nội dung: ý thức tham gia học tập; ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của trường; ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng; ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

Sẽ đánh giá từng học kỳ, năm học, lưu hồ sơ và dùng xét học bổng, khen thưởng - kỷ luật, thôi học, ngừng học, ở ký túc xá, giải quyết việc làm thêm, miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá, các ưu tiên khác theo quy định của trường.

Điểm rèn luyện toàn khóa là căn cứ xét thi, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp, được ghi vào bảng điểm kết quả học tập và lưu hồ sơ tốt nghiệp ra trường. Nếu đạt kết quả tốt được khen thưởng; nếu xếp loại yếu, kém hai học kỳ liên tiếp phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ tiếp theo; nếu xếp loại yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai sẽ bị buộc thôi học.

Điểm rèn luyện: động lực hay gánh nặng của sinh viên?: Là quá trình, không phải chương trìnhĐiểm rèn luyện: động lực hay gánh nặng của sinh viên?: Là quá trình, không phải chương trình

Có nhiều giải pháp được đưa ra để đảm bảo ngoài học, sinh viên vẫn dành thời gian bồi dưỡng tinh thần và rèn luyện kỹ năng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp