Luôn sẵn sàng những phương cách có thể
Trong một bình luận về vụ thảm sát tại Bình Phước, thành viên có nickname MQ Pickering đưa ra đề xuất: “Mỗi gia đình nên có một hộp chuông báo động. Khi bị đột nhập, chỉ cần nhấn nút là ghi âm tự động chuyển đến số điện thoại trực ban của công an phường. Nội dung ghi âm chuyển tải là nhà bị đột nhập tại địa chỉ…, yêu cầu cấp cứu khẩn”.
Thành viên có nickname Gái Quê lại đưa ra lời khuyên: “Mọi gia đình, nhất là nhà giàu, phải nuôi thật nhiều chó để trông nhà. Có trộm cả bầy sẽ sủa om tỏi báo cho người nhà biết ít gì cũng còn thời gian chạy vào phòng chốt cửa gọi điện cho công an”.
Thành viên có tên Michael Pham đưa ra một bài học: “Nếu giữa đêm khuya có điện thoại từ người thân bảo đến gấp, sau đó liên lạc lại không được, thà mất công một chút đi đến tận nơi xem tình hình còn hơn mất hết cả gia đình”.
Rất nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình các bài viết về “Kinh nghiệm phòng trộm, chống trộm và cách xử lý khi trộm/cướp đột nhập vào nhà” hay “Bí kíp sống sót khi trộm đột nhập vào nhà”...
Hạn chế đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội
Hầu hết các bài viết về kỹ năng chống trộm đều đưa ra nhiều phương pháp phổ biến như: cẩn thận cửa nẻo, không để nhiều tài sản trong nhà, có số điện thoại công an, hệ thống camera an ninh, dạy con trẻ cách phòng chống trộm… Đặc biệt, chi tiết đáng chú ý là: “Hạn chế việc lên mạng xã hội chia sẻ những chuyến du lịch dài ngày của cả gia đình. Trộm bây giờ là người quen cũng có, xài mạng xã hội cũng nhiều”.
Các chuyên gia an ninh mạng từng nhiều lần cảnh báo người dùng về những nguy cơ đối với cá nhân và gia đình khi đưa thông tin lên mạng, đặc biệt là Facebook.
Nhiều người dễ dàng đua nhau “khoe” hết các thông tin về đời sống riêng tư, tài sản của mình mà không hề hay biết những kẻ xấu đang âm thầm rình rập đâu đó trên Facebook. |
Theo các chuyên gia an ninh mạng, người dùng nên hạn chế đưa thông tin sau lên mạng xã hội: hình ảnh chụp cá nhân và những người thân; hình ảnh và video mô tả sinh hoạt của gia đình; những thông tin về công việc, sinh hoạt hằng ngày nếu đưa thường xuyên sẽ dễ bị người khác nắm rõ thời gian đi lại; đánh dấu những nơi thường xuyên lui tới…
Những thông tin như vậy sẽ vô cùng "hữu ích" đối với kẻ xấu. Bọn chúng chỉ cần xâu chuỗi các thông tin người dùng đưa lên mạng xã hội là có thể nắm rõ khả năng tài chính, thời gian đi lại, thậm chí mức độ an ninh nơi ở của nạn nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận