12/02/2025 09:00 GMT+7

'Điểm mặt' thủ phạm gây ô nhiễm đô thị

Con số 70.000 người tử vong do ô nhiễm ở nước ta có lẽ mới chỉ giới hạn trong phạm vi nguyên nhân trực tiếp, còn số người chết vì gián tiếp ảnh hưởng bởi ô nhiễm thì chưa thể tính được.

'Điểm mặt' thủ phạm gây ô nhiễm đô thị - Ảnh 1.

CLB Sài Gòn Xanh và tổ chức Môi trường Assist ra quân dọn rác tại cầu Rạch Lăng, Q.Bình Thạnh ngày 9-2 - Ảnh: T.V

Những "thủ phạm" gây ô nhiễm vẫn đang tung hoành giữa không gian đô thị.

Thủ phạm rất dễ "nhận diện" là ùn tắc giao thông khiến xe cộ nhích từng chút một. Dừng đèn đỏ có thể tranh thủ tắt máy, còn khi gặp cảnh kẹt xe thì vẫn phải để động cơ hoạt động. Xe trên đường chủ yếu chạy bằng xăng dầu, không ít xe đã quá cũ.

Thật thiếu công bằng khi chính quyền thành phố đã và đang nỗ lực thay thế xe buýt cũ bằng xe thế hệ mới sử dụng nhiên liệu sạch (CNG), thân thiện với môi trường, cùng với triển khai xe buýt điện vào hoạt động, nhưng xe cá nhân "quá đát" vẫn xả khói mù mịt trên đường.

Bảo vệ lá phổi của chính mình không gì khác hơn thay đổi thói quen, hành vi và ứng xử phù hợp.

Xe lưu thông còn khiến gia tăng bụi bặm trên đường, giải pháp tưới nước ướt mặt đường cũng chỉ như muối bỏ bể vì sau vài phút đường lại đầy bụi.

Ở TP.HCM, một số vựa phế liệu còn "sống chung" trong khu dân cư. Sống gần vựa thu mua ve chai không dễ chịu chút nào, bởi vừa ô nhiễm khói rác thải nhựa lại vừa có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

Vẫn còn một vài cơ sở sản xuất xả thẳng chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, rất cần kiểm tra, chấn chỉnh.

Tiệm sửa xe đổ nhớt xuống cống rãnh, quán ăn uống đổ thực phẩm thừa xuống hố ga, đều hủy hoại môi trường như nhau. Đường đi của những thứ nguy hại này có điểm chung là sông rạch, "bức tử" môi trường sống bằng nhiều cách song hậu quả sẽ tương tự nhau.

Xe chở rác chuyên dụng có trọng tải lớn đã được đầu tư, còn vấn đề phân loại rác nhiều năm nay vẫn bỏ ngỏ. Người dân dù thực hiện phân loại rác tại nguồn, nhưng khi đưa lên xe cũng đều nằm chung một thùng chứa.

Nhiều nơi vẫn sử dụng xe cũ nát hoặc độ, chế, với quan niệm "xe chở rác cần gì xe tốt, đắt tiền".

Hậu quả thấy rõ ngay, rác đựng trong thùng chứa "mui trần", lộ thiên bốc mùi, rơi vãi khiến người đi đường phải lắc đầu; trong khi những chiếc xe này đi đến đâu xả khói đen đến đó.

Việc hạn chế xe cá nhân, khuyến khích người dân lựa chọn phương tiện giao thông công cộng nếu chỉ dừng lại ở sự kêu gọi vẫn không đủ mang lại kết quả. Nên vận dụng nhiều chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi xe xăng qua xe điện.

Hà Nội có hai tuyến đường sắt đô thị, TP.HCM có một tuyến, nhưng cũng đang góp phần tạo "cú hích" cho các phương tiện công cộng khác thu hút người sử dụng.

Đồng thời, thúc đẩy các tuyến metro còn lại khẩn trương khởi công và hoàn thành đúng tiến độ. Một khi nhận thấy di chuyển bằng tàu, xe buýt thuận lợi hơn và giữ cho môi trường trong lành, hẳn nhiên người dân sẽ tự giác tham gia.

Sáng 9-2, CLB Sài Gòn Xanh và tổ chức Môi trường Assist "khai xuân" bằng hoạt động gom rác tại cầu Rạch Lăng, P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Chỉ trong một ngày, 100 tình nguyện viên đã phải xử lý 60 tấn rác.

Thành phố còn bao nhiêu "điểm đen" về rác thải như trên cũng chưa thể tính hết. Rác vẫn xả bừa bãi, vô tội vạ.

Đi đường một đoạn ngắn cũng gặp đủ kiểu vứt rác. Camera hiện nay không thiếu, chỉ thiếu tinh thần kiên quyết xử phạt hành vi xả rác, không thể tái diễn cảnh vài người dọn, vạn người xả.

'Điểm mặt' thủ phạm gây ô nhiễm đô thị - Ảnh 2.Dự án xử lý rác thải 7 năm không xong

Sau 7 năm thi công, dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) vẫn chưa thể hoàn thành vì đơn vị thi công chậm tiến độ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp