31/12/2014 12:45 GMT+7

​“Điểm mặt, chỉ tên” lãng phí

VÕ VĂN THÀNH
VÕ VĂN THÀNH

TT - Nỗ lực cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài thời gian qua chắc chắn đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước số tiền tương đương nhiều chiếc ôtô.

Tổ chức đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài cũng lãng phí không kém chuyện mua sắm ô tô công

Cách đây vừa tròn một năm, tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết số lượng đoàn cán bộ từ các bộ ngành trung ương và địa phương hằng năm ra nước ngoài công tác bằng tiền ngân sách rất lớn. 

Riêng năm 2013 có khoảng 2.300 đoàn. Một năm sau cảnh báo này, ông Phạm Bình Minh cho biết số lượng các đoàn trung ương ra nước ngoài (từ cấp thứ trưởng trở lên) giảm khoảng 20% so với năm 2013, các đoàn địa phương giảm trên 8%.

Bày tỏ thái độ trước thông tin vui từ ngành ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến việc lâu nay Chính phủ yêu cầu không mua xe công, trong khi một chiếc xe cỡ 700-800 triệu đồng tính ra cũng chỉ bằng tiền chi phí cho một đoàn đi nước ngoài khoảng 10 thành viên, vì tiền vé máy bay, tiền khách sạn cho 10 người đã hết trên dưới 50.000 USD.

“Tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, các địa phương khi tính toán đi nước ngoài phải hết sức cân nhắc, hiệu quả, tiết kiệm vì đất nước còn nghèo” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Bước vào năm 2015, Chính phủ tiếp tục yêu cầu không mua xe công, đồng thời với đó là cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài.

Nội dung đáng chú ý ở đây nằm trong hai chữ “công khai”.

Lâu nay dư luận bất bình trước sự lãng phí nhưng không phải bao giờ cũng có cơ hội “điểm mặt, chỉ tên”, do nhiều khi các số liệu ngân sách chi cho hội nghị, hội thảo, lễ hội và cho các đoàn đi nước ngoài ở từng địa phương, từng bộ ngành cụ thể không được công khai rõ ràng.

Để tăng hiệu lực cho yêu cầu “công khai” này, nghị quyết của Chính phủ dự kiến ban hành trong một vài ngày tới cần có quy định về cơ chế bắt buộc cung cấp thông tin chi tiêu ngân sách về các lĩnh vực nêu trên. Để cho “dân biết” thì dân mới có thể “bàn” và “kiểm tra” được.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, trong khi đang cần lắm những khoản đầu tư cho ngư dân, cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, cho giáo viên, trẻ em ở vùng sâu vùng xa... hay cho những công trình sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu của đất nước.

Đúng như Thủ tướng nhận xét “ta còn nghèo, đầu tư đang giảm, nhưng đầu tư kém hiệu quả, lãng phí ở đâu cũng có. Nơi thì thiếu phòng học, nơi thì phòng học không có học trò, chợ không có người vào...”.

Lãng phí từ chi tiêu thường xuyên hay đầu tư công đều đã và đang gây ra những sự nhức nhối trên cơ thể đất nước.

Không chỉ nói chung ngân sách nhà nước, tại hội nghị trực tuyến vừa diễn ra, người đứng đầu Chính phủ nhiều lần nói rõ ngân sách là từ tiền thuế của dân, phải quản lý chặt chẽ và chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

Cách gọi “tiền thuế của dân” đã cho thấy ai là chủ nhân đích thực của ngân sách và dĩ nhiên chủ nhân thì phải có quyền và phải được trao nhiều hơn công cụ để giám sát.

VÕ VĂN THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp