02/01/2007 11:08 GMT+7

Điếc đột ngột - Bệnh bất ngờ gia tăng

Theo Tiến Đạt - Sài Gòn giải phóng
Theo Tiến Đạt - Sài Gòn giải phóng

Tính từ năm 2005 đến nay có khoảng 600 ca điếc đột ngột. Điều đáng lưu ý là điếc đột ngột không chỉ xảy ra ở những đối tượng lao động phổ thông mà còn xảy ra với nhiều trường hợp nhân viên văn phòng, cán bộ, học sinh.

Zc08NBJv.jpgPhóng to

Khám bệnh về tai tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP.HCM. Ảnh: CAO THĂNG

Tính từ năm 2005 đến nay có khoảng 600 ca điếc đột ngột. Điều đáng lưu ý là điếc đột ngột không chỉ xảy ra ở những đối tượng lao động phổ thông mà còn xảy ra với nhiều trường hợp nhân viên văn phòng, cán bộ, học sinh.

Học sinh, nhân viên văn phòng... cũng không thoát

Trưa 27-12, khi tiếp xúc với chúng tôi, chị N.T.T, nhân viên văn phòng ở quận Tân Bình không thể trò chuyện được bằng thính giác nên phải trao đổi bằng cách viết lên giấy.

Chị T. cho biết: vào chiều 26-12, trong lúc làm việc tại cơ quan bất ngờ chị cảm thấy nhức đầu, choáng váng và ngay sau đó chị thấy trong tai mình có tiếng e. e… như ve kêu bên trái. Khi có điện thoại, chị bắt máy, đặt vào bên tai trái thì không nghe được gì, tai bên phải cũng nghe không được rõ.

Cứ tưởng máy trục trặc, chị tìm người khác hỏi nhưng rồi cũng nghe không rõ. Hoảng hốt, chị vội nhờ đồng nghiệp trong công ty đưa tới Bệnh viên Tai - Mũi - Họng TP.HCM. Sau khi khám kỹ lưỡng, các bác sĩ cho biết chị bị điếc đột ngột, độ 3.

Trước đó, anh T., nhân viên công ty M., sau khi ngủ dậy, mở ti vi để xem tin tức vào buổi sáng nhưng không nghe thấy gì, anh lấy điều khiển ti vi chỉnh âm thanh lớn lên nhưng vẫn không nghe được gì, trong khi mọi người trong gia đình phải giật mình vì tiếng ti vi mở to ầm ĩ. Kết quả khám tại chuyên khoa thính học cho thấy anh bị điếc đột ngột, thính lực giảm 50%.

Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM cho biết: điếc đột ngột đang có chiều hướng gia tăng và đa dạng hơn về đối tượng. Không chỉ tập trung vào độ tuổi từ 40 đến 60, cũng như không chỉ người lao động phổ thông và nhân viên văn phòng, mà còn gặp ở những người già trên 80, hay thậm chí là học sinh - sinh viên cũng bị.

Vừa qua, BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM còn gặp những trường hợp như cháu N.T.M (4 tuổi), đi nhà trẻ về thấy cháu khóc lóc, gia đình đưa đi khám thì phát hiện ra cháu bị điếc đột ngột.

Cũng theo BS Lợi, nguyên nhân gây điếc đột ngột không chỉ do làm việc căng thẳng, stress, nặng nhọc vất vả mà cũng có thể là do biến chứng sau cảm cúm hoặc do các bệnh tự miễn như: trường hợp bệnh nhân V.T.M (17 tuổi) do bị sốt siêu vi sau 4 ngày thì thính lực đột ngột bị giảm.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bị điếc đột ngột do ngã và bị chấn thương thần kinh thính giác.

Cần phòng và chữa kịp thời

BS Nguyễn Thành Lợi cho hay: điếc đột ngột là tình trạng xảy ra bất ngờ và được xem là một tình trạng cấp cứu.

Khác với quan niệm thông thường, người ta cứ nghĩ việc điếc phải do ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn làm thủng màng nhĩ nhưng thực tế tình trạng điếc đột ngột thường liên quan tới 4 nguyên nhân: chủ yếu do hẹp mạch máu nuôi thần kinh tai trong, gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác dẫn tới bị điếc. Hoặc có thể do siêu vi gây ra, sau khi con người bị sốt siêu vi có thể bị ảnh hưởng tới não, hoặc thần kinh thính giác gây điếc.

Cũng có những trường hợp do bị ngã, chấn thương làm ảnh hưởng thần kinh thính giác, hoặc do bị các bệnh tự miễn tiểu đường, cao huyết áp, cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới điếc đột ngột. Tình trạng điếc đột ngột thường xảy ra sau khi ngủ dậy hoặc làm một việc nặng nhọc. Đặc biệt, điếc đột ngột có thể xuất hiện ở những người lao động trí óc căng thẳng hay ở những trường hợp bị stress…

Do không có triệu chứng báo hiệu, lại thường bị đưa tới bệnh viện trễ, dẫn tới việc điều trị điếc đột ngột gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao, cho nên phương pháp điều trị điếc đột ngột hiện nay là tăng cường việc lưu thông máu, điều trị viêm nhiễm và tăng lượng oxy ở tai trong, dùng thuốc kính thích vùng thần kinh thính giác, phẫu thuật…

Theo BS Nguyễn Thành Lợi, khả năng phục hồi thính lực tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây bệnh, thời gian phát hiện, mức độ, cơ địa từng người… Điều đáng lưu ý là điếc đột ngột có thể tái phát sau khi điều trị, nếu quá trình sinh hoạt và lao động với cường độ cao.

Tuy nhiên điếc đột ngột có thể phòng ngừa bằng cách: ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá. Đề phòng tình trạng chấn thương ở vùng đầu (tai). Không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gay viêm nhiễm và tổn thương tai, ảnh hưởng đến thính giác.

Làm việc khoa học, tránh stress, không làm việc trong tình trạng quá căng thẳng, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Giữ gìn sức khỏe trong khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang khi ra đường để bảo vệ, tránh những nơi có nguy cơ lây bệnh do siêu vi.

Theo Tiến Đạt - Sài Gòn giải phóng

Theo Tiến Đạt - Sài Gòn giải phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp