08/04/2005 07:10 GMT+7

Dịch vụ xe công: rất hay!

KHIẾT HƯNG thực hiện
KHIẾT HƯNG thực hiện

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ quanh câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” lạm dụng xe công đi lễ đình, lễ chùa, ông TRẦN QUỐC THUẬN, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói:

VBdkOWJ3.jpgPhóng to
Các hãng taxi đủ sức đáp ứng nhu cầu thay thế xe công
TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ quanh câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” lạm dụng xe công đi lễ đình, lễ chùa, ông TRẦN QUỐC THUẬN, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói:

- Giải pháp đã có nhiều người đưa ra rồi. Chúng ta phải học tập các nước như Hàn Quốc, Úc, Pháp, Thụy Điển. Họ là những nước giàu nhưng đâu có chế độ xe công, chỉ có chế độ xe công đối với nguyên thủ quốc gia và những vị đó cũng rất hạn chế việc dùng xe công. Tôi đã từng ở Thụy Điển 20 ngày và thấy chỉ có chủ tịch quốc hội, thủ tướng, nhà vua đi xe công, thỉnh thoảng họ còn sử dụng cả tàu hỏa, xe điện. Tại sao mình lại không làm như họ? Bây giờ ta phải làm đi. Phải tính bình quân giá trị chiếc xe, chi phí cho người lái xe của một cán bộ được sử dụng xe công rồi chuyển cái đó vào tiền lương. Như thế họ mới chắt chiu đồng tiền ấy, dành dụm nó.

* Nhưng Chính phủ đã có chỉ thị thực hành tiết kiệm, trong đó có việc sử dụng xe công...

- Làm sao mà định mức được. Tôi thừa biết trong cơ quan chẳng có cấp dưới nào dám định mức cho thủ trưởng. Nó chỉ mang tính hình thức thôi. Họ có cả trăm cách để quyết toán.

* Vậy tức là việc sử dụng xe công bừa bãi không giảm là do chúng ta nói nhiều, làm ít?

- Người ta có nhiều lý do để bao biện. Nào là nhân đi coi mặt bằng sân vận động nên ghé vào, rồi đi công tác có người mời ghé vào... Không bao giờ mình kiểm điểm được chuyện đó. Vấn đề là phải giải quyết từ gốc. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải có chủ trương làm sao cho mọi người chủ động tự giác, thấy có lợi mới làm chứ không nên đưa ra mệnh lệnh. Mệnh lệnh hành chính không có giá trị bền vững. Theo tôi, đưa tiền sử dụng xe vào lương thì họ sẽ có lợi, mà có lợi thì họ tức khắc thực hiện thôi chứ dại gì mà đi vung vãi.

qDw6yhvc.jpgPhóng to
ông TRẦN QUỐC THUẬN, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
* Có ý kiến cho rằng Nhà nước nên thành lập các đơn vị dịch vụ cho thuê xe công thì sẽ hạn chế được việc sử dụng xe công vào việc riêng. Ý kiến của ông thế nào?

- Tôi cho ý kiến đó rất hay. Chuyển hết xe cho các đơn vị dịch vụ rồi anh ký hợp đồng với người ta, anh đi công tác người ta sẽ lo cho anh. Còn những chuyện đi lại hằng ngày, anh chế độ thế nào thì tôi trả tiền cho anh tự lo. Ông nào đặc biệt cần có xe đưa đón thì có chính sách riêng.

* Thưa ông, việc sử dụng xe công vào việc riêng không giảm có phải do chúng ta xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm?

- Pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi sự công minh. Nhưng bây giờ cấm cũng chưa rõ ràng, đem xử người ta chưa chắc đã hay. Mình phải coi lại cái gốc, cái chủ trương của mình có tạo sơ hở cho người ta làm sai hay không.

* Ông cho rằng chủ trương sử dụng xe công còn sơ hở?

- Đúng thế. Bây giờ mình phải sửa chủ trương chứ không phải kỷ luật qua loa, phê phán thế này thế nọ. Những việc đó rồi cũng gió thoảng mây bay. Theo tôi, sơ hở lớn nhất là chế độ sử dụng xe công từ trước tới giờ chưa công khai, minh bạch, chưa rõ ràng. Xe đó được sử dụng đi đâu, làm gì, cơ chế kiểm soát như thế nào, nếu sai thì giải quyết làm sao, ai được ngồi xe đó, ai không được ngồi xe đó, định mức, chỉ tiêu... Mình cứ hô chung chung chứ có nơi nào gắn bảng qui định chi tiết đâu. Bây giờ đi lễ đình, lễ chùa thì bị phạt. Nhưng có người đi chỗ khác thì không bị phạt. Rồi người ta đi một lần thì bị phạt, có người đi hàng chục lần chẳng sao. Vì thế pháp luật phải công bằng.

* Xin cảm ơn ông.

Nên khoán

Chủ trương thí điểm khoán kinh phí cho người được tiêu chuẩn sử dụng xe công có phải là một biện pháp tối ưu để thực hành tiết kiệm và chống lãng phí? Dưới đây là ý kiến của những người trong cuộc:

* Ông Nguyễn Trọng Hạnh (phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM):- Tôi hoàn toàn tán đồng chủ trương khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn sử dụng xe công, vì nó không chỉ tiết kiệm cho xã hội mà bản thân người được đi xe cũng phải tằn tiện hơn. Lấy ví dụ trường hợp của bản thân tôi, mỗi tháng phải đi làm việc ở 24 chi cục thuế quận, huyện khoảng 10 lần, nếu được khoán chi phí xăng, khấu hao xe, trả tiền tài xế thì không chỉ ít tốn kém mà còn rất chủ động trong công việc.

Thực tế có không ít trường hợp cuộc họp ở gần nhà nhưng người ta vẫn phải vào cơ quan, rồi đi xe công tới họp rất lãng phí. Lâu nay do không khoán kinh phí nên tình trạng lạm dụng xe công xảy ra rất nhiều, có người mang cả xe lẫn tài xế về nhà để phục vụ riêng cho mình.

* Ông Lê Minh Hoàng (giám đốc Công ty điện lực TP.HCM): - Khoán kinh phí cho người được đi xe công là chủ trương đúng và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tôi cho rằng nếu làm được việc này thì sẽ không còn tình trạng không quản lý nổi việc sử dụng xe công không đúng mục đích hoặc lạm dụng trong sử dụng xe công gây thất thoát lãng phí. Mặt khác, không làm mất cán bộ như vừa qua một số cán bộ công chức đi xe công bừa bãi bị phát hiện, rồi kiểm điểm có khi mất chức mất việc...

Cho nên giống như các nước cứ khoán cho gọn, mà người đi xe công sẽ có ý thức tiết kiệm hơn khi sử dụng đồng tiền vào việc đi lại. Tất nhiên, khi nguồn kinh phí được khoán ấy không tính vào lương mà tính vào chi phí hoạt động của cơ quan thì tôi e ngại lại xảy ra hiện tượng đua nhau đi xin bổ sung ngân sách, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cũng như các qui định cụ thể để các cơ quan, đơn vị có người được đi xe công thực hiện.

* Ông Nguyễn Tấn Bền (bí thư Quận ủy quận Bình Tân, TP.HCM): Thật ra từ năm 2004 khi tôi còn làm trưởng Ban Tài chính quản trị Thành ủy, thành phố đã thực hiện thí điểm việc khoán kinh phí đến 11 ban, Đảng và 24 quận, huyện với nhiều mức khoán khác nhau. Trong 16 nội dung khoán có tiền điện thoại, xăng, xe đi công tác…

Bản thân tôi lúc đó được khoán ở mức 28-32 triệu đồng/năm, trong đó xăng được 100 lít/tháng, nếu đi hơn thì phải tự bỏ tiền ra. Tuy nhiên, không ai dám đi quá tiêu chuẩn, định mức đã được khoán và cũng không ai lạm dụng lấy xe công. Khoán vậy, nên bản thân anh em từ trong ý thức đã phải tiết kiệm hơn, không ai dám xài sang. Thành phố cũng đã rút kinh nghiệm về việc thí điểm khoán kinh phí này, trong đó tiết kiệm được tiền của Nhà nước rất nhiều mà bản thân anh em cũng rất phấn khởi do hiệu quả của việc khoán kinh phí đem lại.

KHIẾT HƯNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp