19/12/2008 18:57 GMT+7

Địa ốc TP.HCM: hấp dẫn đi kèm thách thức

Theo MỘNG BÌNH - TBKTSG Online
Theo MỘNG BÌNH - TBKTSG Online

Trong lúc thị trường địa ốc Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn với việc nhiều dự án đóng băng vì thiếu vốn thì một số chuyên gia và công ty quản lý bất động sản nước ngoài vẫn xếp loại đây là một trong các thị trường hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

qWXUudhP.jpgPhóng to
Đầu tư văn phòng cho thuê vẫn được các chuyên gia bất động sản nước ngoài xem là một trong các lĩnh vực hấp dẫn đầu tư tại TPHCM - Ảnh: Mộng Bình
Trong lúc thị trường địa ốc Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn với việc nhiều dự án đóng băng vì thiếu vốn thì một số chuyên gia và công ty quản lý bất động sản nước ngoài vẫn xếp loại đây là một trong các thị trường hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hơn 60 chuyên gia và đại diện các công ty quản lý, đầu tư và môi giới bất động sản nước ngoài đã đưa ra nhận xét trên trong bảng thăm dò về xu hướng đầu tư và phát triển thị trường bất động sản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Viện Nghiên cứu phát triển đất đô thị (ULI) có trụ sở tại Mỹ và Công ty PricewaterhouseCoopers tiến hành.

Thông tin lạc quan

Trong bản báo cáo, ULI và PricewaterhouseCoopers đã xếp TP.HCM đứng đầu trong danh sách 20 thành phố thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương về cơ hội mua và đầu tư trong 3 lĩnh vực: dự án văn phòng, căn hộ cho thuê và bán lẻ với lượng bình chọn tương ứng là 49%, 36,6% và 51,1%.

TP.HCM cũng được xếp vị trí thứ 2 sau Thượng Hải (Trung Quốc) về cơ hội đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghiệp/phân phối và thứ 3 trong lĩnh vực khách sạn sau các thành phố Mumbai và Bangalore (Ấn Độ) với lượng bình chọn tương ứng là 47,8% và 42,9%.

Ông David Fitzgerald, chuyên gia phụ trách về thuế và bất động sản của PricewaterhouseCoopers Việt Nam, nhận xét kết quả của cuộc khảo sát cho thấy TP.HCM sẽ vẫn là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư và phát triển bất động sản. Ông giải thích việc thiếu nguồn cung sẽ mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư vào các dự án trong các lĩnh vực trên tại TP.HCM.

Nhận xét của ông Fitzgerald có nhiều điểm tương đồng với báo cáo về thị trường bất động sản trong quý 3-2008 của Công ty quản lý và cung cấp các dịch vụ địa ốc Savills Việt Nam. Theo công ty này, hiện nguồn cung của các văn phòng loại A vẫn còn hạn chế, nhất là tại khu trung tâm, do vậy nhu cầu cho các văn phòng loại này vẫn được duy trì ở mức khá cao.

Savills Việt Nam cho biết sẽ không có dự án loại A nào được đưa vào kinh doanh cho đến khi dự án của Asiana Plaza có tổng diện tích hơn 30.000m2 hoàn tất vào năm 2009. Hiện tại TP.HCM có khoảng 93 dự án văn phòng cho thuê đáp ứng chuẩn quốc tế có tổng diện tích sử dụng khoảng 555.000m2.

Mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới đang có những vấn đề khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định năm 2009 sẽ là năm rất sôi động của ngành bán lẻ và phân phối Việt Nam khi thị trường này được mở cửa hoàn toàn cho các công ty nước ngoài theo như cam kết của Việt Nam khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), hai tập đoàn Big C và Metro đang hoạt động rất tốt tại Việt Nam và nhiều công ty khác từ châu Âu và các quốc gia khác cũng đang để mắt tới thị trường phân phối và bán lẻ Việt Nam. Điều này sẽ làm thị trường có tính cạnh tranh hơn và chính người tiêu dùng sẽ là những người được hưởng lợi trước tiên khi mua được những mặt hàng có giá hợp lý.

Ông Fitzgerald cũng cho biết năm 2009 sẽ là một năm đầy thách thức vì trở ngại lớn của các nhà đầu tư bất động sản là làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, ông cũng nói TP.HCM vẫn sẽ là nơi đầu tư cho các công ty có khả năng xoay xở được nguồn vốn và có tầm nhìn dài hạn.

Và dự báo không lạc quan

Cũng trong bản báo cáo, ULI và PricewaterhouseCoopers đã xếp TP.HCM ở vị trí thứ 13 xét về triển vọng đầu tư cho năm 2009. Vị trí này tụt 5 bậc so với năm 2008 và tụt 1 bậc so với năm 2007 - là năm mà Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Xét về các thị trường có tốc độ phát triển mạnh, TP.HCM được dự báo sẽ phải nhường vị trí đứng đầu cho Bangalore trong năm tới (trong bảng xếp hạng của năm 2008 thì TP.HCM đứng đầu) do kinh tế của TP.HCM và Việt Nam được dự báo sẽ phát triển chậm hơn so với các năm trước.

Trong lĩnh vực đầu tư khách sạn, TP.HCM cũng sẽ mất vị trí đứng đầu vì lượng khách du lịch và kinh doanh giảm do ảnh hưởng của sự suy giảm của ngành du lịch toàn cầu và giá phòng khách sạn tại thành phố này đã bị đẩy lên quá cao trong năm 2007 và các tháng đầu năm nay.

Theo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch TP.HCM, thành phố này cần hơn 14.500 phòng khách sạn vào năm 2010, bao gồm 7.000 phòng đạt chuẩn từ 3-5 sao để phục vụ khoảng 2,8 triệu du khách nước ngoài và 4,5 triệu khách trong nước. Tuy nhiên, với việc tiếp cận vốn khó khăn như hiện nay thì ai dám chắc đến lúc đó TP.HCM có đủ phòng để phục vụ tổng cộng khoảng 7,3 triệu lượt khách?

Theo Savills Việt Nam, dự báo sẽ có khoảng 1 triệu m2 phòng cho thuê mới được đưa vào sử dụng trong vòng 4 năm tới, tăng khoảng 180% số diện tích hiện nay, cũng khó trở thành hiện thực vì nhiều dự án mới có thể bị chậm triển khai hay trì hoãn trong lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Theo MỘNG BÌNH - TBKTSG Online
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp