Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (ảnh chụp trên đường Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM) - Ảnh : N.C.T
"Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045" đặt mục tiêu tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường.
Thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả; Kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thân thiện môi trường; Người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông…
Mục tiêu cụ thể về kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông là xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; Bảo đảm 100% các tuyến đường bộ mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định.
Về phương tiện giao thông: Loại bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh không được tham giao giao thông; Triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông. 100% chủ ôtô sử dụng tài khoản ví điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ và nộp phạt vi phạm.
Về người tham gia giao thông: 100% người tham gia giao thông được giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tư, an toàn giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn…
Theo quyết định Thủ tướng chính phủ, thực hiện 9 nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp về quản lý, thể chế, chính sách; Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng; Nhóm giải pháp về phương tiện vận tải; Nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện; Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông; Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;…
Xe gắn máy nằm trong nhóm phải thực hiện kiểm soát khí thải. Trong ảnh hàng ngàn xe gắn máy ùn ứ trên đường Trần Quốc Hoàn hướng ra nút giao thông Lăng Cha Cả, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: VĂN BÌNH
Trong nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện, Thủ tướng Chính phủ đưa ra lộ trình từ năm 2021-2025 yêu cầu cơ quan chức năng điều chỉnh phân hạn giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tải Việt Nam; Đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3, xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW...
Cũng theo quyết định này, từ năm 2021 - 2025 thực hiện kiểm soát phát thải khí thải môtô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông; Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát thực hiện kiểm định phương tiện.
Ngày 17-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc sắp tới đây người đi xe đạp điện, xe gắn máy có động cơ dưới 50 cm3 phải thi giấy phép lái xe, một lãnh đạo Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đây là việc rất cần thiết.
Đồng thời, nhà nước cần quy định tốc độ loại xe đạp điện được phép lưu thông. Bởi hiện nay có rất nhiều người chạy xe đạp điện với tốc độ cao, trong khi kết cấu loại xe này rất đơn giản nên nguy cơ tai nạn rất cao.
Thăm dò ý kiến
Đi xe gắn máy dưới 50 phân khối và xe máy điện sẽ phải có bằng lái là một trong những nội dung "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045" vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận