Đậu phộng. Ảnh tư liệu |
Theo đó, những trẻ sơ sinh mang gen đột biến ở da, sớm tiếp xúc với các protein đậu phộng có trong bụi tại các hộ gia đình có thể tăng nguy cơ dị ứng với đậu phộng khi lớn lên. Được biết, dị ứng với đậu phộng hoặc các thực phẩm khác có liên quan đến bệnh chàm nặng trong thời kỳ ấu thơ.
Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hoàng gia London (Anh) đã phân tích trên 577 trẻ được chọn lựa từ các gia đình có nồng độ các protein đậu phộng trong bụi phòng khách hay ghế sofa ở mức cao.
Những trẻ này được xét nghiệm để chẩn đoán dị ứng với đậu phộng khi được 8 tuổi và 11 tuổi. Đồng thời, trẻ được kiểm tra ADN để tìm kiếm đột biến FLG. Đây là một dạng đột biến dẫn đến suy giảm hàng rào bảo vệ ở da và làm cơ thể dễ bị dị ứng.
Kết quả cho thấy những trẻ không bị khiếm khuyết FLG có khả năng chống đỡ và không bị dị ứng với protein đậu phộng, mặc dù trẻ có tiền sử tiếp xúc với “bụi” protein đậu phộng trước đó.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này là một ví dụ về cách phản ứng của một cá nhân đối với môi trường và có thể sửa đổi bằng cách điều chỉnh các gen đột biến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận