07/06/2005 09:54 GMT+7

Đi tìm thương hiệu cho người mẫu Việt Nam

Theo VnExpress
Theo VnExpress

Với hàng trăm show diễn một năm trên những sân khấu thời trang trong và ngoài nước của những nhà thiết kế Việt Nam hiện nay, người ta chỉ thấy được sự tưng bừng, lộng lẫy của trang phục. Trong khi đó, người mẫu Việt Nam vẫn chưa là một thương hiệu được bạn bè quốc tế công nhận.

t79PeQ3O.jpgPhóng to
Bình Minh và Hồ Ngọc Hà, những người vẫn thường được gọi với danh hiệu siêu mẫu.
Với hàng trăm show diễn một năm trên những sân khấu thời trang trong và ngoài nước của những nhà thiết kế Việt Nam hiện nay, người ta chỉ thấy được sự tưng bừng, lộng lẫy của trang phục. Trong khi đó, người mẫu Việt Nam vẫn chưa là một thương hiệu được bạn bè quốc tế công nhận.

Các cuộc biểu diễn thời trang được tổ chức ngày càng nhiều, từ những chương trình quy mô như Tuần lễ thời trang Việt Nam do Fadin tổ chức định kỳ, giới thiệu bộ sưu tập mới của các nhà thiết kế tại Zen Plaza... đến những chương trình tạp kỹ như Duyên dáng Việt Nam, giao lưu văn hoá ở nước ngoài hay thậm chí là hội nghị khách hàng của những công ty kinh doanh thời trang.

Tuy nhiên, tất cả đều đang khan hiếm người mẫu mới, có đẳng cấp và khả năng biểu diễn chuyên nghiệp. Quanh đi quẩn lại là những gương mặt đã "nhẵn" các sàn diễn thời trang như: Dương Yến Ngọc, Anh Thư, Xuân Lan, Kim Hồng, Uyên Lan....

Những thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới đang đến với Việt Nam như Elite, Levi's, Bossini... cũng rất cần những người mẫu bản xứ, đậm chất Á Đông để quảng bá cho sản phẩm. Thế nhưng, họ phải chọn giải pháp sử dụng hình ảnh của giới chân dài từ Trung Quốc, Hong Kong vì... "thương hiệu người mẫu Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh cả về chất và lượng để đáp ứng yêu cầu quảng bá sản phẩm", đại diện của một tập đoàn thời trang nổi tiếng của Italy phát biểu.

Một số rất ít người mẫu từng cộng tác với những hãng quốc tế như Hồ Ngọc Hà, Yến Ngọc, Xuân Lan, Anh Thư, Uyên Lan... vẫn chưa thật sự tạo được tiếng vang trong làng thời trang quốc tế ngoài những hình ảnh xuất hiện trong các mẫu quảng cáo. "Khẳng định thương hiệu người mẫu Việt Nam trên trường quốc tế vẫn còn là mơ ước", model Dương Yến Ngọc nhìn nhận.

Nơi nào đào tạo?

Bjta9MZr.jpgPhóng to
Người mẫu Dương Yến Ngọc
Từ đầu năm 2000, những trường lớp về thiết kế, kinh doanh thời trang bắt đầu được thiết lập và có khuynh hướng mở rộng tại Việt Nam. Trong khi đó, ở lĩnh vực biểu diễn, đào tạo người mẫu vẫn đang luẩn quẩn với việc người hoạt động lâu năm truyền kinh nghiệm cho người mới vào nghề.

CLB thời trang Hoa Học Đường thuộc Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM được giới thời trang coi là "lò" người mẫu chất lượng nhất cả nước. Nơi đây hội tụ những tên tuổi thành danh trong các cuộc thi người đẹp cấp thành phố, quốc gia, quốc tế như Phan Thu Ngân, Ngân Hà, Thanh Hoài, Ngọc Yến... và rất nhiều top trong giới người mẫu như: Ngọc Thúy, Xuân Lan, Xuân Thanh, Anh Thư... Câu lạc bộ đã bắt đầu chú tâm vào việc huấn luyện cho thành viên của mình ngay từ khi phong trào người mẫu bắt đầu hình thành tại Việt Nam những năm 1990. "Nhưng đó chỉ là những buổi trao đổi kinh nghiệm vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần giữa các vedett có kinh nghiệm và những người mẫu triển vọng mới gia nhập câu lạc bộ", người mẫu Anh Thư cho biết.

Đến năm 2003, khi công ty PL của Thanh Long phối hợp cùng Hoa học đường mở khoá đào tạo người mẫu trong thời gian 2 tháng thì học viên được học tập trung hơn và tiếp xúc với những kỹ năng cụ thể trên sàn diễn. Nhưng khóa học này cũng chỉ dừng lại ở mức dạy đi, dạy đứng trên sàn diễn và vẫn được truyền đạt bằng kinh nghiệm là chính. "Những kỹ năng quan trọng khác như cảm thụ âm nhạc, thẩm mỹ, hội họa... chỉ được đề cập thoáng qua", Anh Thư, giảng viên của khóa học, nhìn nhận.

Đầu năm 2004, cơ hội mở ra nhiều hơn với các bạn trẻ yêu thích công việc biểu diễn thời trang khi Nhà văn hóa quận 3, TP HCM, mở lớp đào tạo người mẫu do Xuân Lan phụ trách. Nhưng chương trình học của khóa này cũng không khác gì so với Hoa Học Đường trước đây. "Tất cả vẫn được tổ chức rất tự phát và không có sự chuẩn bị chuyên nghiệp, đầu tư thỏa đáng cho các khóa học về giáo trình, giảng viên", một học viên đã trải qua cả 2 lớp đào tạo người mẫu khẳng định. Kết quả, sau hàng loạt khóa đào tạo, người ta chỉ thấy có vài ba gương mặt mới.

"Chi phí, thời gian và nội dung đào tạo đều là những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp", Yến Ngọc nói. Chị cho biết, một khoá đào tạo người mẫu thời trang ở Italy có học phí lên đến vài chục ngàn euro trong thời gian 4 năm. Người học được các nhà thiết kế, đạo diễn "nhắm" từ khi 14-15 tuổi và có chiến lược "nuôi" rất bài bản về chế độ ăn uống, kiến thức thời trang và cả tâm hồn của mỗi người mẫu tương lai. Trong khi đó, tại Việt Nam, mức học phí 200.000 -300.000 đồng/khoá với thời thời gian học là 2 tháng. Người huấn luyện không ai khác hơn là những người mẫu đi trước, biên đạo múa, đạo diễn... được mời từ những trường múa, cao đẳng sân khấu điện ảnh... "Chúng ta mới đào tạo ở mức bán chuyên nghiệp và làm không bài bản nên tình trạng như hiện nay là không thể tránh khỏi", Yến Ngọc khẳng định.

Model Thanh Long thì cho rằng hiện trạng chưa có một ai dám đầu tư để đào tạo lực lượng trình diễn thời trang chuyên nghiệp tại VN hiện nay đã dẫn đến việc chúng ta vẫn chưa công nhận người mẫu là một nghề chính thức. Anh nói: "Trong tất cả đối tượng tham gia hoạt động biểu diễn hiện nay, có thể nói người mẫu thời trang là đối tượng thiệt thòi nhiều nhiều nhất về danh phận. Ca sĩ, diễn viên điện ảnh có thể không được đào tạo nhưng vẫn được công nhận là một nghề nếu có thâm niên và khả năng biểu diễn, còn người mẫu chờ bao nhiêu năm, nghe hứa bao nhiêu lần mà vẫn không thấy được một tấm thẻ hành nghề".

Và tương lai...

Bà Thúy Nga, Giám đốc điều hành công ty thời trang Elite Việt Nam, cho biết danh xưng siêu mẫu Việt Nam được sử dụng rất nhiều hiện nay thực tế chỉ là do ta tự phong cho ta. Để đạt được danh hiệu siêu mẫu, một người hoạt động biểu diễn thời trang phải hội đủ 3 yếu tố: được đào tạo chuyên nghiệp tại một trường lớp thời trang, tham gia biễu diễn trong các show quốc tế và đặc biệt là phải cao trên 1m80, một tiêu chuẩn mà hầu như chưa có nữ người mẫu Việt Nam nào có thể đạt được.

"Để có được đẳng cấp thời trang quốc tế, tôi nghĩ chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Không chỉ có bản thân người mẫu mà tôi muốn kêu gọi cả những cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa Thông tin nên nhìn nhận vấn đề này một cách thỏa đáng hơn", bà Nga phát hiểu.

Người mẫu Dương Yến Ngọc tiếp lời: "Trước thềm hội nhập, tôi thấy hình như thời trang Việt Nam đã bỏ ngỏ việc đào tạo người mẫu chuyên nghiệp, một việc mà lẽ ra phải nghĩ tới từ rất lâu. Thực hiện việc này không chỉ để bổ sung lực lượng người mẫu phục vụ biểu diễn mà còn nhằm khẳng định thương hiệu người mẫu Việt Nam với khu vực và thế giới. Đó cũng chính là yếu tố làm tăng uy tín ngành thời trang nước nhà".

Theo VnExpress
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp