22/09/2016 09:15 GMT+7

Đi tìm động lực học ngoại ngữ

CẦM PHAN
CẦM PHAN

TTO - Thời ông Lý Quang Diệu đã thực thi ngay mục đích “nhiều tiếng nói - một ngôn ngữ” bằng một chính sách áp dụng văn bản tiếng Anh và giao tiếp Anh ngữ trong toàn hệ thống chính quyền.

5 năm trước, trong một hợp đồng tuyển dụng vài chục lao động trên tàu biển quốc tế với mức lương rất khá, chủ một đơn vị môi giới chỉ tìm được một hoa tiêu vì đây là người duy nhất có thể nói chút ít tiếng Anh chuyên ngành.

Khi ngành tàu biển lao đao, hãng tàu của anh cắt giảm nhân công, tôi lo lắng hỏi anh lo liệu cho tương lai thế nào. Anh cười: “Giờ tôi đã biết tiếng Anh ngon lành, lo gì!”.

Sự tự tin của người hoa tiêu đó là sự tự tin của người có động lực phấn đấu (tự học tiếng Anh chuyên ngành tàu biển trước đó), của người đã hiểu rõ mục đích của mình. Từ đó, bật ra câu hỏi: bao nhiêu người Việt Nam, nhất là những lao động trẻ, tự xây dựng cho mình một động lực tương tự?

Nếu nhìn vào một số kết quả đánh giá trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ một công bố quốc tế trên 20 nước được khảo sát, học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khả năng viết và đọc, và xếp thứ 18 về khả năng nghe nói. Còn theo một đánh giá khác của tổ chức giáo dục quốc tế tập trung vào đào tạo ngôn ngữ EF Education First về mức độ thông thạo tiếng Anh trên toàn thế giới, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia tiến bộ nhanh nhất về khả năng sử dụng tiếng Anh (đứng thứ 33).

Kết quả không tệ này rất khó phân định là nhờ vào một đề án của Bộ GD-ĐT (Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020) tiêu tốn gần 10.000 tỉ đồng, hay là nhờ một nguồn tài chính khổng lồ và cả hành trình mệt mỏi của phụ huynh Việt Nam đổ tiền vào các trung tâm, các chương trình tiếng Anh trong vòng hai thập kỷ qua.

Nhưng một khi những lãnh đạo của đề án nọ thừa nhận là mục tiêu của họ quá tham vọng và phương pháp thực hiện có nhiều bất ổn, một khi các phụ huynh vừa đổ tiền cho con học tiếng Anh vừa không biết mai này con cái họ có thể dùng tiếng Anh thông thạo được không, đã cho thấy một bức tranh khá hỗn loạn và vô định, xét dưới góc độ động lực.

Trong đó, động lực của mỗi cá nhân là sự xé lẻ, rời rạc, khác biệt và phương cách thực hiện mục đích cá nhân đó đã bị phân hóa đến độ bất công.

Ở Singapore - quốc gia thường được lấy làm hình mẫu về khả năng chuyển đổi và sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn trong toàn dân, chính phủ lúc còn non trẻ của ông Lý Quang Diệu đã thực thi ngay mục đích “nhiều tiếng nói - một ngôn ngữ” bằng một chính sách áp dụng văn bản tiếng Anh và giao tiếp Anh ngữ trong toàn hệ thống chính quyền.

Chính phủ Sing đã đi đầu trong việc trao cho toàn dân một động lực học tiếng Anh rất rõ ràng, học để dùng công cụ ngôn ngữ này một cách tự chủ trong cuộc hội nhập toàn cầu. Và không phải nơi nào khác, hệ thống giáo dục là nơi đầu tiên thực hiện yêu cầu này, dù đây là khu vực chống đối chính sách của ông Lý mạnh mẽ nhất trong thời gian đầu.

Nhưng các học sinh Singapore và cha mẹ họ lập tức hiểu rõ đâu là đường nên chọn: họ rời bỏ các trường dạy bằng tiếng Hoa để sang các trường dạy bằng tiếng Anh, sẵn sàng cho triển vọng tìm được việc làm tốt hơn. Đó là một quá trình mất thời gian nhưng kết quả bền chắc và rõ ràng.

Câu chuyện của người Sing cho thấy điều có thể ứng với Việt Nam ngay lúc này: Chính phủ không cần chi tiền cho người học, chỉ cần tạo ra động lực và chi tiền cho những biện pháp bảo đảm chuẩn mực, để thực hiện điều mà chính Chính phủ đã nêu ra. Ta có thể bắt đầu với chính hệ thống giáo dục, chẳng hạn bắt buộc các trường đại học có trang web tiếng Anh và dùng hệ thống văn bản hành chính song ngữ...

CẦM PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp