13/09/2023 16:23 GMT+7

Di tích kháng Pháp ở làng Vân vì sao chưa được xếp hạng?

Di tích kháng Pháp ở làng Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có quy mô lớn, có thể nhìn thấy từ ảnh vệ tinh, vì sao chưa được xếp hạng?

Một đoạn thành hào cao 2 tầng bị khuất lấp dưới những tán cây lớn và dây leo ở di tích trạm Nam Chơn - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Một đoạn thành hào cao 2 tầng bị khuất lấp dưới những tán cây lớn và dây leo ở di tích trạm Nam Chơn - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Vì sao di tích trạm Nam Chơn bị lãng quên?

Theo tiến sĩ Lưu Anh Rô - tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng - trạm Nam Chơn và các công trình phòng thủ ở đèo Hải Vân gắn với nhiều sự kiện được chính sử nước ta chép lại.

Đặc biệt là thời điểm tháng 9 cách đây đúng 165 năm, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công nước ta tại Đà Nẵng.

Tiến sĩ Rô cho rằng đồn Chơn Sảng chính là nơi diễn ra trận "thư hùng đích thực" quan quân nhà Nguyễn với đội quân xâm lược.

Hình ảnh hạm đội của liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công đồn Chơn Sảng và pháo đài Định Hải ngày 18-11-1859, theo tranh của sĩ quan hải quân Napoléon Montebello, do Durand Brager họa lại. Nguồn: Le Monde illustré/Nguyễn Quang Trung Tiến (ĐH Huế) sưu tầm

Hình ảnh hạm đội của liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công đồn Chơn Sảng và pháo đài Định Hải ngày 18-11-1859, theo tranh của sĩ quan hải quân Napoléon Montebello, do Durand Brager họa lại. Nguồn: Le Monde illustré/Nguyễn Quang Trung Tiến (ĐH Huế) sưu tầm

Nhưng vì sao một thời gian dài người ta không nhớ tới Nam Chơn?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Xứng, người cao tuổi nhất ở làng Vân còn sống (toàn bộ 100 hộ dân ở làng Vân đã vào định cư ở phường Hòa Hiệp Nam từ năm 2012).

Ông Xứng cho biết khi đến đây sinh sống và điều trị bệnh phong vào năm 1975, người dân trong làng đều có sự thống nhất chung là không hề động đến những di tích lịch sử để lại.

"Làng Vân vừa có ký ức của bệnh phong, lại không có đường đi nên hầu như trước đây hiếm có người ra tới. Lớp dân cư ở đây đều là người bệnh ra điều trị bệnh phong từ những năm 1960 nên không rõ thành cao hào sâu này là di tích gì, có từ khi mô" - ông Xứng nói.

Một đoạn thành hào đắp bằng đá - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Một đoạn thành hào đắp bằng đá - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Chưa xếp hạng di tích

Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng cho rằng hai công trình này đang bị che phủ bởi cây cối và đất đá, nhiều đoạn tường thành bị sập và rễ cây ăn sâu, việc xác định hình dạng và đặc điểm chỉ ở mức tương đối.

Ngoài ra về giá trị lịch sử, hai công trình phòng thủ quân sự triều Nguyễn tại làng Vân cho đến hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học hay tọa đàm nào khẳng định về vai trò, chức năng cũng như tầm quan trọng của hai công trình nói trên.

Do đó chưa đủ cơ sở khoa học để nhận dạng và xếp hạng di tích.

Trong khi đó, theo quan sát của phóng viên tại khu vực di tích, mặc dù bị nhiều cây cối mọc lên nhưng nhiều đoạn thành hào vẫn giữ được nguyên hình dạng. Nhiều góc thành hào của di tích trạm Nam Chơn cao từ 5-7m vẫn giữ được hình khối chữ V của hào.

Di tích kháng Pháp hơn 200 năm: Địa phương xin giữ, sở muốn dời điDi tích kháng Pháp hơn 200 năm: Địa phương xin giữ, sở muốn dời đi

Đồn Chơn Sảng, trạm Nam Chơn (làng Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn được xây dựng từ cách đây hơn 200 năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp