20/12/2019 11:17 GMT+7

Dị tật hậu môn: nên phát hiện sớm

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Nhiều trẻ sinh ra không có hậu môn hoặc hậu môn nằm sai vị trí. Các bác sĩ nhi cho biết dị tật hậu môn - trực tràng có thể để lại biến chứng, thậm chí tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

Dị tật hậu môn: nên phát hiện sớm - Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật cho một ca không có hậu môn - Ảnh: BVCC

Ngày 23-11, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), chị T.T.D.T. sinh một bé trai nhưng bé lại không có hậu môn. Qua kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bé bị hẹp hậu môn mức độ nặng. 

Ngay sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) phẫu thuật mở hậu môn tạm, dự kiến sẽ tái tạo hậu môn vào vài tháng tới.

Dị dạng hậu môn - trực tràng có rất nhiều thể phức tạp, điều trị thường là phẫu thuật nhưng kỹ thuật không quá phức tạp. Quan trọng nhất là sau phẫu thuật hậu môn có hoạt động tốt hay không vì chúng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời người bệnh.

TS.BS Trần Thanh Trí

Bé trai bị nhiều hơn

Nặng hơn là trường hợp con chị N.T. (ngụ tỉnh An Giang). Chị T. sinh con gái đầu lòng chỉ nặng 2,2kg tại bệnh viện địa phương. Khi sinh ra bé khó thở, các bác sĩ đặt ống thông dạ dày khó khăn, quá trình theo dõi thấy bé vừa teo thực quản vừa bất sản hậu môn. 

Sau khi chào đời được 3 giờ, bé được các bác sĩ cho thở oxy và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM. Qua khám và hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ ghi nhận bé bị bất sản hậu môn và trực tràng có đường rò tiền đình, đồng thời teo thực quản.

Để giải quyết dị tật, nhiễm trùng và dinh dưỡng cho bé, các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật tạo hình đồng thời 2 dị dạng: tạo hình hậu môn và bít đường rò tiền đình cho bé, tạo hình trọn vẹn thực quản qua nội soi.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận, phẫu thuật từ 40-50 ca dị tật hậu môn mới và hầu hết các trường hợp này đều phẫu thuật thành công.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TS Trần Thanh Trí - trưởng khoa ngoại tổng hợp bệnh viện này - cho biết mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận và điều trị 2-3 trường hợp liên quan đến dị dạng hậu môn. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay là 82 ca, trong đó 67 bé nam và 15 bé nữ.

Chưa rõ nguyên nhân, khó phát hiện qua siêu âm

Ông Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM - cho biết không hậu môn (dị tật hậu môn - trực tràng) là dị tật ở trẻ sinh ra không có lỗ hậu môn, có thể có đường rò từ ống hậu môn ra xung quanh tại tầng sinh môn, đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục.

Về nguyên nhân gây ra dị dạng này, bác sĩ Trí cho hay, hiện chưa biết chính xác nguyên nhân nhưng các bác sĩ thường thấy bệnh kèm theo những dị tật khác như tim mạch, hệ thần kinh trung ương...

Theo ông Tiến, siêu âm thai định kỳ rất khó phát hiện bào thai có bị hẹp hậu môn hay không có hậu môn. Trong trường hợp nếu bác sĩ phát hiện được dị tật này thì cũng chỉ là nghi ngờ chứ không kết luận được chắc chắn. "Điều quan trọng nhất là nếu phát hiện thì không thể nào từ bỏ bào thai được mà hãy sinh ra rồi phẫu thuật tái tạo hậu môn cho trẻ" - ông Tiến chia sẻ.

Bác sĩ Trí cho biết thêm, việc chẩn đoán tiền sản dị dạng hậu môn - trực tràng được phát triển trong thời gian gần đây trên thế giới và chỉ bước đầu tại Việt Nam. 

Ở nước ngoài, trước đây y học hiếm khi chẩn đoán tiền sản dị dạng này vì chúng xảy ra khi thai nhi ở tuần thứ 26-27 nhưng thời gian gần đây, qua các kỹ thuật như siêu âm, MRI có thể xác định được dị dạng hậu môn - trực tràng. Còn tại Việt Nam, mức độ chẩn đoán tiền sản vẫn chưa đạt đến mức đó.

Quan trọng là hậu phẫu

Trong hội thảo lần thứ 2 về "Cập nhật chẩn đoán và xử trí dị dạng hậu môn - trực tràng" vào sáng 12-12 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ thông tin hiện nay, với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp chẩn đoán, phẫu thuật, điều trị sau mổ đã được ứng dụng và mang lại kết quả tốt cho nhóm bệnh nhân này. 

Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật vẫn còn nhiều khó khăn và thay đổi tùy theo kinh nghiệm của từng trung tâm, của phẫu thuật viên, và cũng như những phương pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật.

Bác sĩ Trí cho hay việc điều trị dị tật này một cách triệt để chủ yếu là phẫu thuật. Nhưng để đảm bảo chức năng hậu môn hoạt động tốt suốt cuộc đời thì người bệnh phải tuân thủ điều trị, theo dõi, tái khám…

Cách phát hiện trẻ không có hậu môn

anh 3 -phau thuat hau mon - bvnd2 2 2(read-only)

Buổi hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và xử trí dị dạng hậu môn - trực tràng” tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Ảnh: X.MAI

Các bác sĩ cho hay trẻ sơ sinh có dị dạng hậu môn - trực tràng là thường trẻ sẽ bị sinh non, thiếu cân, mất nước, dị tật, phối hợp... Đa số biểu hiện hội chứng tắc ruột sau sinh như nôn, bụng trướng căng, không đi cầu phân su, một số ít vẫn đi phân su (qua lỗ dò, hẹp hậu môn).

Sửa dị tật tay chân hình càng cua cho bệnh nhi 2 tuổi Sửa dị tật tay chân hình càng cua cho bệnh nhi 2 tuổi

TTO - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã thực hiện phẫu thuật thành công dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho một bệnh nhi 2 tuổi.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp