25/02/2016 08:53 GMT+7

Đi lễ hội theo a dua phong trào, mê tín mù quáng

NGUYỄN THỊ DUNG (giáo viên Trường cao đẳng Công thương TP.HCM)
NGUYỄN THỊ DUNG (giáo viên Trường cao đẳng Công thương TP.HCM)

TT - Hiện tượng người dân đi lễ đền, chùa ngày càng đông, chen chúc vào các dịp lễ hội cũng như những biểu hiện thái quá của việc cúng lễ, thờ phụng... Phải chăng do tín ngưỡng của người dân, hay đức tin tôn giáo trong dân ở nước ta ngày càng phát triển?

Hỗn loạn tại lễ hội “Đả cầu cướp phết” 2016. Ảnh tư liệu TT.
Hỗn loạn tại lễ hội “Đả cầu cướp phết” 2016. Ảnh tư liệu TT.

Quan sát, tìm hiểu thì có thể thấy đa số người đi lễ là theo phong trào, theo sự a dua và sự mê tín mù quáng, với những mưu cầu vật chất thực dụng. 

Số người đi lễ để cầu nguyện vì đức tin, cầu cho tâm hồn mình thanh thản trên cơ sở những giác ngộ về tín ngưỡng, tôn giáo mình thờ phụng chiếm được tỉ lệ bao nhiêu trong đám đông xô bồ đông đúc đó?

Nguyên nhân có thể thấy: cuộc sống, công việc làm ăn của người dân còn khó khăn, phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, vào sự may rủi, do những mưu cầu tham vọng vượt quá khả năng của mình... khiến họ luôn trông chờ cầu viện vào các bậc thần linh, sự mê tín dị đoan mà nguyên nhân gốc rễ chính là sự kém hiểu biết và nhận thức không đúng đắn về tín ngưỡng.

Vậy tình trạng đa số người dân không hiểu biết và có tín ngưỡng đúng đắn là do đâu? Phải chăng do lâu nay việc giáo dục tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đã bị xem nhẹ.

Các tổ chức tôn giáo cũng chưa làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục tín ngưỡng cho các tín đồ, phật tử của mình. 

Chính vì vậy tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đã phát triển theo hướng lệch lạc, tiêu cực hơn là tích cực.

Một ví dụ có thể thấy là cứ đầu xuân thì người người, nhà nhà lại đi lễ chùa cúng sao giải hạn đầu năm, trong khi theo giáo lý của đạo Phật thì không có việc cúng sao giải hạn mà chỉ có lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời.

Hòa thượng Thích Thanh Duệ, ủy viên thư ký, viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN - Hà Nội, cũng cho rằng không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. 

Còn hòa thượng Thích Thiện Tánh, trưởng ban kiểm soát trung ương, phó trưởng ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN - TP.HCM, cho rằng vai trò của các vị trụ trì rất quan trọng trong việc giải thích, thực hành nghi lễ đúng chánh pháp để làm gương cho phật tử.

Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm. Nhận thức được những mặt tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo để phát triển và giáo dục, định hướng người dân tự do tín ngưỡng một cách đúng đắn sẽ góp phần loại bỏ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và tạo nên nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

NGUYỄN THỊ DUNG (giáo viên Trường cao đẳng Công thương TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: lễ hội cúng sao
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp