29/11/2022 14:35 GMT+7

Đi giày dép từ bé dẫn đến tật bàn chân bẹt, có đúng không?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Đến nay vẫn còn nhiều người cho rằng bàn chân đầy đặn, không khuyết dưới lòng bàn chân thể hiện 'số sướng' nhưng y khoa gọi đây là tật bàn chân bẹt. Ngoài di truyền, dị tật này cũng gặp ở trẻ không đi chân trần từ lúc mới tập đi?

Đi giày dép từ bé dẫn đến tật bàn chân bẹt, có đúng không? - Ảnh 1.

Hình ảnh bàn chân bẹt - Ảnh: DIỆU NGUYỄN

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh (chuyên khoa chấn thương chỉnh hình) cho biết tật bàn chân bẹt, hay còn gọi là tật bàn chân phẳng, là sự thay đổi trong hình dạng bàn chân khi không có vòm bình thường khi đứng.

Tật này không gây đau cho người mắc phải, nếu có đau thường do những vấn đề khác nhưng là loại tật rất thường gặp, nếu can thiệp sớm hiệu quả tốt hơn nhưng nhiều gia đình không biết/không để ý nên để muộn và trẻ lớn nên mất cơ hội vàng để can thiệp.

Nguyên nhân gây bàn chân bẹt thường là di truyền, béo phì. Dị tật này cũng hay gặp ở các bé mang giày dép sớm, không được đi chân trần từ lúc mới sinh. Hầu hết mọi người có vòm bình thường ở bàn chân khi trưởng thành, tuy nhiên cấu trúc bàn chân như thế này có thể không bao giờ hình thành ở một số người.

"Từ khi sinh ra đến khi biết đi, trẻ em nào cũng có cấu trúc bàn chân phẳng, vòm bàn chân mềm mại. Trong quá trình tập đi, nhờ lòng bàn chân tiếp xúc mặt đất, các cơ lòng bàn chân phát triển, hệ thống dây chằng, xương khớp phát triển vững chắc hơn sẽ tạo vòm bàn chân ở tuổi lớn hơn", bác sĩ Xuân Anh giải thích.

Để chẩn đoán tật bàn chân bẹt, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng trên ngón chân của mình. Nếu cấu trúc bàn chân vẫn tạo hình vòm, bàn chân bẹt này được gọi là linh hoạt nên sẽ không cần thêm bất kỳ các xét nghiệm hoặc điều trị.

Đối với bàn chân bẹt nặng, bàn chân bị lật, bé không đi đứng được, việc chẩn đoán hình ảnh thường là chụp X-quang bàn chân, hoặc có máy đo hồng ngoại bàn chân.

Về điều trị, bác sĩ cho hay bàn chân bẹt không điều trị dứt điểm được, phải sống chung với tật bẩm sinh này. Hiện phương pháp điều trị tật này chủ yếu là mang giày dép có đế nâng vòm bàn chân. Đối với bàn chân bẹt nặng có thể có chỉ định phẫu thuật.

Bác sĩ Xuân Anh lưu ý, nếu chỉ mang giày có nâng vòm nhiều, cả trong nhà lẫn ra ngoài đường mà không cho bé được thoải mái đi chân trần để tiếp xúc cảm giác với các loại địa hình như bằng phẳng, mấp mô, lồi lõm hay không có những bài tập vừa chơi vừa tập thì việc điều trị không hiệu quả khi các cơ bàn chân không có điều kiện để phát triển vững chắc.

Hiện có các bài tập phù hợp từng lứa tuổi của trẻ như đứng trên banh mấp mô giữ thăng bằng, leo trèo, lượm lego bằng ngón chân cái bỏ vô ly, cuộn khăn bằng các ngón chân, đi bằng gót chân, đạp xe, bơi lội, mát xa lòng bàn chân…

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Hội chứng bàn chân bẹt có cần điều trị? Hội chứng bàn chân bẹt có cần điều trị?

Bé trai 12 tuổi nếu bị “hội chứng bàn chân bẹt” thì có nhất thiết phải điều trị không?

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp