13/06/2024 18:27 GMT+7

ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất thí điểm bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư

Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng cần có cơ chế thí điểm đặc thù cho đại học này về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư nên giao cho cơ sở giáo dục đại học - Ảnh: TUẤN PHƯƠNG

PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư nên giao cho cơ sở giáo dục đại học - Ảnh: TUẤN PHƯƠNG

Theo đề xuất, cơ chế này sẽ thí điểm trong 5 năm và áp dụng trong phạm vi nội bộ Đại học Quốc gia TP.HCM. Khi rời Đại học Quốc gia TP.HCM, các nhà khoa học sẽ không còn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thí điểm bổ nhiệm giáo sư để thu hút nhân tài

PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết vừa qua đại học này đã trình Thủ tướng Chính phủ về chương trình thực hiện nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Đại học Quốc gia TP.HCM kiến nghị Thủ tướng một số chính sách vượt trội để đạt được mục tiêu trở thành đại học trong nhóm hàng đầu châu Á, trong đó có đề xuất cho phép Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư và trợ lý giáo sư.

"Nếu không có cơ chế đột phá này, chúng ta rất khó tuyển dụng được các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học đầu ngành về công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM", ông Quân nhấn mạnh.

Cũng theo ông Quân, Trung Quốc hiện đã giao quyền bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư cho 8 trường đại học tốp đầu, tập trung ở Bắc Kinh, Thượng Hải.

Nên có một hội đồng giáo sư cấp Đại học Quốc gia TP.HCM xét duyệt

Theo TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách Ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, về tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vẫn theo quy định hiện hành nhưng linh động hơn, và bổ sung thêm một số yêu cầu theo thông lệ quốc tế như: đóng góp về tài chính cho đơn vị, về chính sách cho cộng đồng; tham gia các mạng lưới khoa học trong nước và quốc tế.

Về hội đồng xét công nhận, bà Dung đề xuất chỉ nên có một hội đồng để xét duyệt là hội đồng giáo sư cấp Đại học Quốc gia TP.HCM. 

Thủ tướng sẽ ban hành quyết định thành lập hội đồng này; bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký và các phó chủ tịch theo đề nghị của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Hội đồng đảm bảo cải cách thủ tục hành chính và chuyên môn hóa, đảm bảo công khai, minh bạch và đây là yêu cầu quan trọng nhất.

Chủ tịch hội đồng giáo sư cấp Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ ký quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các ứng viên. Trường đại học thành viên hoặc các đơn vị trực thuộc sẽ triển khai việc bổ nhiệm.

Đối với hồ sơ xét duyệt, các ứng viên chỉ cần nộp hồ sơ điện tử và chỉ nộp báo cáo tổng hồ sơ, mục lục chi tiết, vị trí lưu trữ minh chứng trên hồ sơ điện tử.

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ sử dụng ngân sách của mình để thực hiện toàn bộ quá trình xét và công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Đẩy mạnh phân quyền cho đại học bổ nhiệm chức danh khoa học

TS Thái Thị Tuyết Dung cho rằng để có cơ chế thí điểm đặc thù cho Đại học Quốc gia TP.HCM, đại học này cần đề xuất Thủ tướng ban hành quyết định quy định cơ chế thí điểm đặc thù.

Đó là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở giáo dục đại học trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và các chức danh khoa học.

Đại học Quốc gia TP.HCM có nữ phó giám đốc đầu tiênĐại học Quốc gia TP.HCM có nữ phó giám đốc đầu tiên

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai vừa được bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM. Đây là nữ phó giám đốc đầu tiên của đại học này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp