Cả đội tập trung làm bài thi
Bảng điện thông minh này sẽ điều khiển (bật, tắt, hẹn giờ, theo dõi thiết bị từ xa trong sinh hoạt. Sản phẩm được thiết kế gồm phần cứng (bảng mạch, phần vỏ nhựa), phần mềm (ứng dùng android, ios, web) và xây dựng server có thể hoạt động liên tục. Nó còn có giao diện dễ thao tác cho người dùng (người dùng có thể thay đổi tên thiết bị ghi chú để dễ dàng nhận biết thiết bị mà mình điều khiển).
Sản phẩm được ban giám khảo đánh giá là “có tính thực tiễn cao, đơn giản và hiệu quả, phù hợp xu thế IoT trong lĩnh vực điện gia dụng”.
Với chức vô địch, đội iPG được tặng thưởng trị giá 150 triệu đồng gồm 80 triệu tiền mặt và 70 triệu sử dụng dịch vụ của các nhà tài trợ.
Trước đêm chung kết, 18 đội thi vượt qua vòng sơ loại đã có 36 giờ làm việc với cường độ cao, ăn ngủ dã chiến ngay tại địa điểm tổ chức cuộc thi. Theo đánh giá của ban giám khảo, tham gia cuộc thi năm nay có những đội còn rất trẻ, nhiều bạn là sinh viên năm 2, năm 3 với tinh thần khởi nghiệp rất cao. Nhiều dự án tham gia đã khá hoàn thiện, có ý tưởng tốt, triển vọng và tính ứng dụng cao.
Trong đêm chung kết, 7 đội xuất sắc nhất trong số 18 đội lọt vào vòng chung kết đã có bài trình bày trước ban giám khảo và hội đồng cố vấn về các bài thi của mình sau khi đã được hoàn thiện.
Với chủ đề Internet of Things, hay còn gọi là Vạn vật kết nối, các bài thi năm nay đều xoay quanh các vấn đề về nhà xưởng thông minh, Nông nghiệp thông minh; Năng lượng thông minh; Bán lẻ thông minh; Thiết bị đeo thông minh; Tự động hoá; Thành phố thông minh; An ninh; Sức khoẻ; Sản xuất thông minh...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận