Gốc cây Sấu Tía được cho là “gốc cây thần dược” - Ảnh: An Long |
Có rất nhiều người mua rượu ngâm “gốc cây thần dược” về uống - Ảnh: An Long |
Trung tâm nghiên cứu chế biến lâm sản giấy và bột giấy thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM vừa có văn bản gửi Phòng y tế huyện Tân Hưng (Long An) cho biết mẫu gỗ mà đơn vị này gửi lên đề nghị phân tích là mẫu gỗ của cây Sấu Tía (còn gọi là Sấu Đỏ, tên khoa học là Sandoricum Indicum, họ Xoan, gỗ nhóm VI).
Trước đó vào giữa năm 2014, hai vợ chồng Nguyễn Văn Nguyên (43 tuổi) và Nguyễn Thị Kim Hồng (40 tuổi, ngụ ấp Cà Dăm, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng) đào ở ruộng được một gốc gây bán kính khoảng 3m. Sau đó, hai vợ chồng này cho rằng đây là “có thể trị bá bệnh", rồi đẽo gỗ từ gốc cây bỏ vào chai ngâm với rượu bán.
Hàng trăm người dân các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang…bị bệnh khi nghe tin đã đổ về mua loại rượu ngâm “gốc cây thần dược” này.
Xác định vụ việc mang yếu tố dị đoan, chính quyền địa phương đã phải xuống yêu cầu hai vợ chồng ông Nguyên ngừng việc bán rượu ngâm từ thân cây, đồng thời gửi mẫu gỗ đi phân tích. Tuy nhiên đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người tìm về huyện Tân Hưng để hỏi thăm mua “gốc cây thần dược” về chữa bệnh.
Trong văn bản kết quả phân tích của Trung tâm nghiên cứu chế biến lâm sản giấy và bột giấy ghi rõ theo sách Tên cây rừng Việt Nam (NXB Nông nghiệp, 2000), Sấu Tía là loại cây lấy gỗ, có thể ăn được quả, hoa, lá,… không phải cây làm thuốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận