22/09/2024 09:02 GMT+7

Đến năm 2030 doanh thu ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt khoảng 25 tỉ USD/năm

Đến năm 2030 doanh thu ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt khoảng 25 tỉ USD/năm, con số này sẽ tăng lên 50 tỉ USD giai đoạn 2030 - 2040 và 100 tỉ USD giai đoạn 2040 - 2050.

Công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt doanh thu 100 tỉ USD/năm - Ảnh 1.

Công nhân làm việc trong nhà máy Hana Micron Vina chuyên sản xuất và gia công bảng vi mạch cho điện thoại di động tại Bắc Giang - Ảnh: HÀ QUÂN

Tận dụng lợi thế địa chính trị để phát triển

Đây là những mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng ban hành.

Chiến lược này đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức C = SET + 1

Trong đó C - chip bán dẫn; S - Specialized (chuyên dụng, chip chuyên dụng); E - electronics (điện tử, công nghiệp điện tử); T - talent (nhân tài, nhân lực); + 1 - Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Theo chiến lược vừa được Thủ tướng ban hành, ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến 2050 sẽ phát triển theo lộ trình 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2024 - 2030), Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn này Chính phủ đặt mục tiêu thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ đạt trên 25 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%, nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt doanh thu 100 tỉ USD/năm - Ảnh 2.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Samsung tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu

Giai đoạn 2 (2030 - 2040), Việt Nam sẽ trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu, phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Việc phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%, nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giai đoạn 3 (2040 - 2050), Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Theo đó Chính phủ đặt mục tiêu ngành công nghiệp bán dẫn trong nước có ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%, nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.

Công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt doanh thu 100 tỉ USD/năm - Ảnh 3.

Lớp đào tạo kỹ sư bán dẫn tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - Ảnh: B.NGỌC

Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo phát triển công nghiệp bán dẫn

Để đạt được mục tiêu nhiều tham vọng trong ngành công nghiệp bán dẫn, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển trong những năm tới.

Đó là phát triển chip chuyên dụng; phát triển công nghiệp điện tử; phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn; thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.

Và một số nhiệm vụ như lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng làm trưởng ban, lập Tổ chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn do bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm tổ trưởng.

Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam.

Xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn, ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ đạt doanh thu 100 tỉ USD/năm - Ảnh 4.Thế giới cần 1 triệu nhân lực cho công nghiệp bán dẫn: lợi thế của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định tại Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, do Thủ tướng chủ trì ngày 24-4, ở Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp