05/04/2023 10:55 GMT+7

Đến hẹn lại... thiếu phòng học

Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, các bậc học từ mầm non đến THPT trên địa bàn thành phố đang thiếu gần 9.000 phòng học.

Một tiết học của học sinh Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Bình Tân - ngôi trường có gần 100 lớp học - Ảnh: MỸ QUỲNH

Một tiết học của học sinh Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Bình Tân - ngôi trường có gần 100 lớp học - Ảnh: MỸ QUỲNH

Ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Về cơ bản thì tất cả các địa phương đều bảo đảm chỗ học cho con em nhân dân. Tuy nhiên, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu 100% học sinh được học hai buổi/ngày, thì rất khó khăn.

Áp lực lớn nhất tập trung tại cấp học tiểu học và THCS, tỉ lệ này ở cấp tiểu học mới đạt 80,66%, cấp THCS đạt 76,03% học sinh được học hai buổi/ngày".

Số lớp gấp ba lần so với quy định

Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Quốc hội vào ngày 27-3, ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết: "Bình quân mỗi năm TP.HCM tăng 200.000 dân, tăng trên 40.000 học sinh các cấp".

Với tốc độ tăng dân số cơ học như vậy, ngoài nỗ lực xây dựng thêm trường lớp mới, nhiều quận huyện phải tăng sĩ số học sinh/lớp, tăng số lớp trong một trường mới có thể đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh.

"Có nhiều trường tiểu học có quy mô sĩ số trên 45 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học. Việc gia tăng số học sinh dẫn đến tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế, từ đó dẫn tới tăng nguồn chi của ngân sách thành phố" - ông Lê Hoài Nam thừa nhận.

Nhiều quận, huyện cho hay dân số cơ học tăng nhanh làm ảnh hưởng đến công tác dự báo, phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng và nhu cầu chỗ học cho con em trong độ tuổi đi học.

Cụ thể như ở quận Bình Tân - một trong những "điểm nóng" về tốc độ tăng dân số cơ học, có đến 10 trường tiểu học có hơn 60 lớp đến 90 lớp trong khi quy định của Bộ GD-ĐT thì mỗi trường tiểu học chỉ có tối đa 30 lớp. Thậm chí, Trường tiểu học Ngô Quyền ở quận này hiện có hơn 5.000 học sinh với gần 100 lớp học - gấp hơn ba lần so với quy định của Bộ GD-ĐT.

Thành phố cần có cơ chế đặc thù, ưu đãi về đất đai, thuế, thủ tục hành chính... để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển trường học theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa... Riêng các khu đô thị mới phải có quỹ đất để giao cho UBND quận, huyện làm nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng trường học.
Ông LÊ HOÀI NAM

Giải pháp nào?

Tại hội nghị về chuẩn bị cơ sở vật chất giai đoạn 2022 - 2025 cho ngành GD-ĐT TP.HCM, lãnh đạo một số quận huyện phản ánh rằng việc xây dựng thêm phòng học đang trong tình trạng "đụng đâu cũng vướng".

Ông Võ Thanh Dũng, phó chủ tịch UBND quận 4, nêu ý kiến: "Chúng tôi có dự án xây trường triển khai từ năm 2017 nhưng đến nay không thực hiện được do khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, theo quy chuẩn xây dựng mới, một trường học hiện có 15 lớp nếu đập ra xây mới chỉ còn 10 lớp, càng khó khăn hơn đối với việc giải quyết chỗ học".

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến cuối tháng 12-2022, thành phố có 117 dự án giáo dục chậm thực hiện do nhiều nguyên nhân như bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa duyệt kế hoạch, chưa bố trí vốn, chưa làm hồ sơ, chưa thu hồi đất, điều chỉnh dự án... Trong đó, nhiều nhất là cấp tiểu học với 49 dự án, tiếp đó là mầm non với 36 dự án.

Nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất cho ngành GD-ĐT TP, ông Lê Hoài Nam nêu ý kiến: "Đầu tiên, các quận huyện cần rà soát tổng thể mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm tăng thêm quỹ đất cho giáo dục bằng nhiều biện pháp như di chuyển, thu hồi các kho bãi, khu đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả ưu tiên để xây dựng trường học; bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học...

Ngoài ra, nếu các quận huyện ưu tiên bố trí vốn ngân sách thì sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trường học. Trong đó, rất cần tập trung ở các khu vực có tốc độ tăng dân số cao hoặc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất như quận 7, 9, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức và huyện Bình Chánh"...

Cần bổ sung 8.889 phòng học

Số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy với quy mô và tốc độ tăng dân số như hiện nay đồng thời để thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025 TP.HCM đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học thì thành phố cần 56.512 phòng học. Trong khi đó, số phòng học hiện đang có là 47.623. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung 8.889 phòng học ở tất cả bậc học.

TP.HCM thiếu 443 phòng học để triển khai chương trình tiểu học mớiTP.HCM thiếu 443 phòng học để triển khai chương trình tiểu học mới

TTO - Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020-2021.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp