Việc đem tài sản chung đi cầm cố có phải là tội ăn cắp không? Nếu tôi tố cáo, chồng tôi có bị đi tù?
- Luật sư Mai Trần (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội "trộm cắp tài sản" được cấu thành bởi hành vi trộm cắp tài sản của người khác.
Theo đó, tài sản trộm cắp phải là tài sản của người khác chứ không thể trộm cắp tài sản của chính mình.
Theo thông tin chị cung cấp thì chiếc xe hơi do chị và chồng góp tiền mua sau khi kết hôn, tức là được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Vì vậy, căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chiếc xe này được xác định là tài sản chung của vợ chồng và chồng của chị cũng là chủ sở hữu đối với chiếc xe hơi.
Từ những căn cứ nêu trên, việc chồng chị tự ý mang xe là tài sản chung đi cầm cố không phạm tội "trộm cắp tài sản" và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này, chị có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch cầm cố nêu trên vô hiệu do chồng của chị vi phạm quy định về định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận