22/11/2011 08:19 GMT+7

Đêm chuyện trò của Thục Anh

QUỲNH NGUYỄN
QUỲNH NGUYỄN

TT - Bốn năm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành biểu diễn piano tại Nhạc viện Yong Siew Toh (Singapore), Thục Anh mới có dịp “trò chuyện” cùng khán giả quê nhà trong Đêm chuyện trò (*), diễn ra vào lúc 20g ngày 26-11 tại phòng hòa nhạc Nhạc viện TP.HCM.

QV7ov5uE.jpgPhóng to
Huỳnh Sơn Thục Anh bên chiếc đàn quen thuộc - Ảnh: H.F.

Thục Anh cho biết để chuẩn bị cho đêm diễn này, cô đã về nước chín lần kể từ đầu năm đến giờ. Phần lớn thời gian là để lên kế hoạch và tập luyện cùng khách mời của đêm diễn, cũng là người thầy đã dìu dắt cô từ khi còn học tại Nhạc viện TP.HCM - nghệ sĩ piano người Nga Igor Chystoklekov. Riêng đợt này, Thục Anh sẽ về nước ba ngày trước đêm diễn để tập dượt và chạy chương trình lần cuối trước khi buổi diễn mở màn.

Xem video
Với Thục Anh, hay những nghệ sĩ cổ điển nói chung, tập luyện thiết thân như hơi thở. Thở hay tập luyện không đúng cách cũng mang đến những vấn đề khó lường về sức khỏe. Thục Anh từng bị chấn thương vai và cổ một thời gian rất dài cũng vì tập luyện quá hăng say mà quên để ý đến tư thế ngồi cho đúng. Chấn thương làm cô mệt mỏi và lắm khi nhụt chí muốn bỏ nghề. Đó là lý do vì sao đến hôm nay Thục Anh mới tổ chức một đêm diễn tại quê nhà sau tám năm rèn nghề, giảng dạy tại Singapore.

Bén duyên với piano từ năm 6 tuổi, Thục Anh cười tinh nghịch khi cho biết ban đầu đến với piano vì sự ép buộc của... ba mẹ. Vậy nên dù có thiện ý học cũng không thể nào tìm được cảm giác mình thuộc về nó cho đến khi bắt đầu những phương pháp mới tại Nhạc viện Yong Siew Toh.

Từng nhập môn đầy khó khăn như thế nên Thục Anh hiểu rất rõ tâm trạng của những “người ngoại đạo” dành cho nhạc cổ điển. Vậy nên, trong Đêm chuyện trò của mình, Thục Anh cũng sẽ không ép uổng người nghe. Sẽ là những tác phẩm đầy nghịch ngợm của Haydn, những âm thanh đến từ tự nhiên của Balakirev, những giai điệu vui tươi hiếm hoi của Brahms hay những âm hưởng thật Á Đông của Debussy... Một nhạc mục dễ chịu, dễ nghe cùng những hình ảnh đẹp và những câu chuyện mà Thục Anh lồng ghép vào tờ rơi sẽ phát cho khán giả trước chương trình.

“Cổ điển là dòng nhạc của cảm xúc, của trí tưởng tượng, của tư duy, của sáng tạo. Tôi muốn mọi người thật thoải mái khi thưởng thức và tiếp cận với nó một cách tự nhiên nhất như cách chúng ta vẫn thường trò chuyện cùng nhau” - Thục Anh chia sẻ thêm về ý tưởng tổ chức chương trình.

QUỲNH NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp