08/01/2022 10:59 GMT+7

'Đếm' ca mắc COVID-19 không còn nhiều ý nghĩa, Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao, không nên đặt nặng con số nữa. Việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ.

Đếm ca mắc COVID-19 không còn nhiều ý nghĩa, Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng - Ảnh 1.

Các y bác sĩ tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 đang chăm sóc bệnh nhân nặng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đây là nhận định của PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, số ca F0 mới ghi nhận ở TP liên tục vượt ngưỡng 2.700 ca/ngày. 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Hải cho biết tình hình dịch ngày càng căng thẳng hơn do số F0 ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đa số người dân đều đã được tiêm vắc xin nên số ca chuyển nặng ít hơn.

"Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 20-30 ca F0 tình trạng nặng. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch. Các bệnh nhân nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vắc xin, một số tiêm được 1 mũi. Chủ yếu là người cao tuổi 80 - 90 và gần 100 tuổi, có bệnh lý nền", ông Hải chia sẻ.

Theo ông Hải, việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, không làm đồng loạt mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. Đặc biệt là việc phát hiện sớm, đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.

"Với F0 nhẹ, không triệu chứng nên ở nhà, tự cách ly, tự điều trị, họ được phát các gói thuốc do Sở Y tế cung cấp. Những trường hợp như vậy, chúng ta không cần quá quan tâm nữa", ông Hải nhấn mạnh.

Bày tỏ ý kiến về vấn này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội - chia sẻ: "Đến thời điểm này chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, quan tâm số ca nặng bao nhiêu, tử vong bao nhiêu và lý do tử vong là gì?

Chúng ta nên phân tích tử vong ở đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa, có phải tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không? Từ những phân tích đó để điều chỉnh đưa việc mắc COVID-19 trở thành bệnh không gây chết người, không tránh được việc ca nhiễm tăng".

Đồng quan điểm với ông Hải, phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng do truy vết, xét nghiệm nhiều nên số mắc nhiều. Tuy nhiên, quan trọng là các ca đó không đáng ngại, đa số ca nhẹ, không triệu chứng.

"Trước kia, chính quyền, ngành y tế lo hết ăn ở, chỗ cách ly cho F0, F1. Nếu chuyển sang cách ly, điều trị tại nhà sẽ giảm gánh nặng cho ngành y tế vì các ca chủ yếu nhẹ, không triệu chứng. Người triệu chứng nặng đã tiêm vắc xin, tỉ lệ tử vong thấp, thực tế tại Hà Nội tỉ lệ tử vong thấp, hiện không đáng ngại lắm", ông Hùng thông tin thêm.

PGS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết những số liệu thống kê là chỉ để theo dõi, công bố để cho người dân, đơn vị dịch tễ biết về tình hình dịch.

"Theo tôi được biết, hiện trên thế giới vẫn thống kê số ca nhiễm. Tuy nhiên, số liệu này không còn quan trọng là ca nhiễm nhiều hay ít, mà đó chỉ là để đánh giá tình hình dịch tễ", ông Nga nói.

Ông Nga cũng đồng tình việc không cần theo đuổi những ca F0 không triệu chứng hay nhẹ mà chỉ cần tập trung vào những ca nặng, nguy cơ cao.

Đếm ca mắc COVID-19 không còn nhiều ý nghĩa, Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng - Ảnh 2.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị F0 tại nhà. Thực tế nhiều nhà không đạt được những quy định đề ra, như nhà cửa không được rộng rãi, lo ngại 1 người bệnh lây nhiễm thì những người khác là F1.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên cho họ ở nhà, người nọ chăm người kia, theo dõi sát, phát hiện nguy cơ trở nặng. Nếu đưa đến thu dung là gánh nặng cho ngành y tế, người bệnh không vui, nhân viên quá tải. Chúng ta hoàn toàn có thể cho người bệnh ở nhà tùy theo triệu chứng của người bệnh, thay vì điều kiện chúng ta đặt ra", ông Hải nói.

Ông cũng cho rằng nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để phát hiện chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.

"Chúng ta cũng nên chú trọng phương tiện vận chuyển F0. Thời gian gần đây chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng người bệnh chờ lâu, phương tiện quá tải, người bệnh sốt ruột. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế vừa vận chuyển F0 đến cơ sở thu dung, vừa vận chuyển ca bệnh nặng dẫn đến quá tải", ông Hải nhận định.

Tin sáng 8-1: Tiêm bổ sung gì khi 2 mũi đầu là Vero Cell? Hà Nội kiểm tra mua bán thuốc kháng virus Tin sáng 8-1: Tiêm bổ sung gì khi 2 mũi đầu là Vero Cell? Hà Nội kiểm tra mua bán thuốc kháng virus

TTO - Theo hướng dẫn mới nhất của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, nếu 2 mũi đầu tiêm Vero Cell thì mũi thứ 3 có thể tiêm vắc xin cùng loại, vắc xin Astra Zeneca hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna...).

DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp