27/05/2024 15:55 GMT+7

Đề xuất xây đảo nổi giữa sông Sài Gòn có trái quy luật tự nhiên và cảnh quan đô thị?

ÁI NHÂN
và 1 tác giả khác

Về đề xuất xây đảo nổi trên sông Sài Gòn đoạn qua khu vực trung tâm TP.HCM, các chuyên gia cho rằng chúng ta không thể ngăn cản và phá vỡ quy luật tự nhiên của dòng sông.

Đoạn sông Sài Gòn chảy qua bến Bạch Đằng, quận 1 và TP Thủ Đức được nhóm nghiên cứu đề xuất làm “đảo vườn” nổi hoặc cố định - Ảnh: LÊ PHAN

Đoạn sông Sài Gòn chảy qua bến Bạch Đằng, quận 1 và TP Thủ Đức được nhóm nghiên cứu đề xuất làm “đảo vườn” nổi hoặc cố định - Ảnh: LÊ PHAN

Ý tưởng xây các đảo vườn kết hợp với cầu đi bộ tại đoạn sông Sài Gòn chảy qua khu trung tâm TP.HCM do liên danh tư vấn Viện Quy hoạch vùng Paris (Pháp) cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đề xuất. Đây là liên danh đang hỗ trợ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM nghiên cứu quy hoạch, phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn.

Nên thuận theo tự nhiên

Bàn về đề xuất, TS Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM - cho rằng ý tưởng này là không hợp lý. 

Bởi nếu xây dựng đảo nổi trên dòng sông sẽ gây cản trở dòng chảy hiền hòa vốn có của sông Sài Gòn. Nếu triển khai, TP không chỉ đánh đổi môi trường mà còn đánh đổi cả hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ cảnh quan và mỹ quan đô thị vốn có. Chúng ta không thể ngăn cản và phá vỡ quy luật tự nhiên của dòng sông.

Cũng theo ông Thuận, chúng ta đang đối mặt với những biến đổi khí hậu khôn lường và khó lường. Vì vậy TP cũng phải thuận theo quy luật tự nhiên để phát triển nhằm tránh những hậu quả do chúng ta tạo nên nhưng rất khó để khắc phục.

"Hiện nay TP.HCM không thiếu vị trí hoặc thiếu khu vực để TP kêu gọi nhà đầu tư triển khai xây dựng các dự án phát triển hệ sinh thái. Vì thế, phương án xây đảo ở sông Sài Gòn là không thể chấp nhận. Chưa kể, nếu nắn dòng chảy khúc sông này còn làm ảnh hưởng đến cả lưu thông của đường thủy và mất an toàn giao thông đường sông", ông Thuận nói.

Còn theo TS Nguyễn Hữu Nguyên (hội viên Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam), sông Sài Gòn rộng nhưng không có nghĩa là quá rộng, khi làm các đảo thì lấn mặt nước, làm thay đổi áp lực nước, dòng chảy sẽ bị đổi, nguy cơ tạo ra các tác động tiêu cực như xói mòn, sạt lở, gây cản trở lưu thông thủy. Ngoài ra, việc cho kinh doanh dịch vụ trên đảo thì nguy cơ ô nhiễm cho môi trường còn lớn hơn.

Còn về mảng xanh thì số cây trồng trên đảo không mang lại hiệu quả đáng kể cho việc cải thiện môi trường so với để mặt nước trống, thoáng.

Cũng theo ông Nguyên, ý tưởng kết nối của các chuyên gia Pháp cũng có ý kiến ủng hộ. Nhưng phân tích kỹ lưỡng hơn thì chúng ta thấy rằng không nên xâm phạm đến môi trường sông Sài Gòn hình thành tự nhiên từ xưa đến nay.

Việc lấn sông không giống như lấn biển. Biển thì mênh mông, còn sông Sài Gòn lấn chỗ nào thì mất mặt nước chỗ đó. Đặc điểm sông Sài Gòn không có các cù lao như nhiều dòng sông khác. Vì vậy, việc xây đảo trên sông thì tác hại nó mang lại lớn hơn nhiều giá trị của nó mang lại cho môi trường và giao thông.

Để dòng sông thông thoáng mới tương xứng đôi bờ

Phối cảnh kết nối hai bờ sông trung tâm TP.HCM bằng các đảo nổi trên sông của các chuyên gia đề xuất - Ảnh: Liên danh tư vấn

Phối cảnh kết nối hai bờ sông trung tâm TP.HCM bằng các đảo nổi trên sông của các chuyên gia đề xuất - Ảnh: Liên danh tư vấn

Còn theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, các chuyên gia Pháp mang mô hình quy hoạch dòng sông Seine của Pháp để đề xuất quy hoạch cho sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hai bên bờ sông Seine chủ yếu là nhà cao 5-6 tầng, còn sông Sài Gòn đoạn trung tâm nhà cao từ 20 tầng đến 68 tầng, chưa kể bên bờ Thủ Thiêm sẽ xây dựng thêm nhiều tòa nhà khác. 

Nếu nhìn không gian sông như thế sẽ thấy là nên để dòng sông được thông thoáng mới tương xứng không gian đôi bờ. Nếu chúng ta làm các đảo nổi, dòng sông bị thu hẹp, khi đó nhìn dòng sông giống như dòng kênh. 

Các chuyên gia Pháp đưa ra ý tưởng làm các đảo nổi với mục đích là tăng kết nối hai bên bờ sông khu vực trung tâm, ý tưởng này chúng ta ghi nhận. Tuy nhiên, việc tăng kết nối là rất đúng, nhưng kết nối bằng đảo nổi là không phù hợp, không nên làm.

Cũng theo ông Sơn, ngay cả việc làm cầu đi bộ để nối hai bờ thì không nên làm nhiều mà cần tăng cường xe công cộng, xe đạp... Các nước trên thế giới cũng không có đô thị nào mà khu trung tâm có 4-5 cây cầu đi bộ.

"Hiện nay hai bên bờ sông trung tâm rất thiếu kết nối. Theo tôi, chỉ làm cầu đi bộ thì không hiệu quả, nên làm cầu đi bộ kết hợp với một tuyến xe điện. Còn nếu làm hầm kết nối ga ngầm trước UBND TP sang Thủ Thiêm là tốt nhất", ông Sơn nói.

Đảo vườn giữa sông Sài Gòn được liên danh tư vấn đề xuất ra sao?

Theo liên danh tư vấn, sông Sài Gòn chảy qua nhiều khu vực khác nhau nên đã đề xuất chia làm bốn phân khu để phát triển dựa trên những lợi thế và đặc trưng riêng ở mỗi khu vực. Việc xây dựng các đảo vườn tại khu vực trung tâm từ cầu Ba Son đến hầm Thủ Thiêm.

Đảo vườn sẽ đảm nhận vai trò là điểm dừng chân, kết nối bằng các cây cầu đi bộ. Liên danh tư vấn cũng gợi ý những đảo này có thể xây cố định hoặc nổi, bố trí gần bờ nơi có dòng chảy chậm, hạn chế ảnh hưởng đi lại của tàu thuyền.

Trên đảo có thể tổ chức các hoạt động giải trí như quán nhạc, quán cà phê, nhà hàng nổi... để tăng trải nghiệm vượt sông cũng như tạo điểm nhấn du lịch, giải trí hấp dẫn cho khu trung tâm.

Khánh thành vườn hoa hướng dương bên sông Sài Gòn dịp Giáng sinh, năm mớiKhánh thành vườn hoa hướng dương bên sông Sài Gòn dịp Giáng sinh, năm mới

Thông tin trên được UBND TP Thủ Đức cho biết trong họp báo về lễ khánh thành công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến hầm Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm) sáng 14-12.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp