Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tội trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tội trốn đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

Sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Dự thảo do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Đáng chú ý tại điều 216 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất sửa đổi về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Khoản 1 điều 216 nêu rõ: người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng; hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền 100-400 triệu đồng (quy định hiện hành 50-200 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

- Trốn đóng bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng (quy định hiện hành 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng).

- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Tại khoản 2 điều 216 dự thảo, người phạm tội bị phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

- Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 600 triệu đồng đến dưới 2 tỉ đồng (quy định hiện hành 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng); trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Tại khoản 3 điều 216, người phạm tội bị phạt tiền 1-2 tỉ đồng (quy định hiện hành từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng) hoặc bị phạt tù 2-7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

- Trốn đóng bảo hiểm 2 tỉ đồng trở lên (quy định hiện hành 1 tỉ đồng); trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 200 triệu đồng (quy định hiện hành từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng).

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 2.Đề xuất nhiều khoản thu nhập không phải chuyển đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ... đang được đề xuất không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp