15/06/2020 19:44 GMT+7

'Đề xuất hoãn tăng lương, nhiều người sẽ buồn'

N.AN
N.AN

TTO - Việc hoãn tăng lương cần phải triển khai một cách hợp tình, hợp lý hơn và vẫn nên tăng lương từ 1-7 cho người hưởng trợ cấp, người có công với cách mạng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã đề xuất.

Đề xuất hoãn tăng lương, nhiều người sẽ buồn - Ảnh 1.

Đại biểu Đinh Văn Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - đề xuất vẫn tăng lương với những người nghỉ hưu từ năm 1995 trở về trước - Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều 15-6, ông Nhã chia sẻ: "Với tất cả chúng ta, dù thu nhập cao hay thấp nhưng mỗi khi nghe đến tăng lương thì ai cũng vui. Vì vậy, khi nghe đề xuất hoãn tăng lương của Chính phủ, nhiều người sẽ buồn".

"Dù còn một năm nữa mới về hưu, nhưng tôi thử đặt mình vào vị trí của những người hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp xã hội vốn có thu nhập thấp thì sẽ hiểu tâm thế của họ. Vì vậy, Chính phủ nên xử lý đề xuất hoãn tăng lương một cách hợp tình, hợp lý hơn", ông Nhã nói.

Theo ông, Chính phủ nên tách thành hai nhóm để có lộ trình tăng lương phù hợp. Nhóm thứ nhất với người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp xã hội, có công với cách mạng, vẫn tăng lương theo lộ trình từ 1-7.

"Nếu Chính phủ rà soát lại, thấy không cân đối được ngân sách để tăng lương cho tất cả những người này, tôi đề nghị tăng lương trước với những người nghỉ hưu từ năm 1995 trở về trước, bởi đây là nhóm người có thu nhập rất thấp", ông Nhã nêu quan điểm.

Nhóm thứ hai, những người đang làm việc hưởng lương từ ngân sách, tạm thời chưa tăng lương. "Nếu đến tháng 10 tăng trưởng kinh tế đạt kịch bản số một, GDP đạt 4,9% trở lên, thì đề nghị Chính phủ tăng lương cho nhóm này từ tháng 1-2021", ông Nhã đề xuất.

Trước đó tại phiên thảo luận ngày 13-6, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) bày tỏ sự đồng ý chưa tăng lương, nhưng cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế.

"Đây không thể là giải pháp căn cơ. Đa số người hưởng lương không hào hứng với giải pháp này, bởi trong điều kiện giá cả tăng cao thì việc chưa tăng lương là giảm giá trị của lương, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm cho tính dưỡng liêm bị giảm sút", bà Xuân nói.

Do đó, theo đại biểu Đắk Lắk, trong điều kiện hiện nay, giải pháp căn cơ nhất phải là tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, chống thất thu, chống thất thoát trong mọi lĩnh vực.

Đại biểu lo chưa tăng lương sẽ làm giảm giá trị của lương Đại biểu lo chưa tăng lương sẽ làm giảm giá trị của lương

TTO - Cho rằng việc tạm chưa tăng lương cho công chức, viên chức chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện dịch bệnh, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh giải pháp căn cơ vẫn là tiết kiệm, chống lãng phí, chống thất thu.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp