08/08/2021 22:21 GMT+7

Đề xuất giao chỉ tiêu cho địa phương xây dựng mạng lưới doanh nghiệp xanh

N.AN
N.AN

TTO - Cùng với việc thiết lập vùng xanh an toàn để sản xuất với mạng lưới doanh nghiệp xanh, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần thúc đẩy sử dụng hiệu quả Quỹ vắc xin và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị nguồn lực đón đầu cơ hội sau đại dịch.

Đề xuất giao chỉ tiêu cho địa phương xây dựng mạng lưới doanh nghiệp xanh - Ảnh 1.

Thủ tướng trao đổi với các doanh nghiệp tham dự hội nghị - Ảnh: VGP

Ngày 8-8, Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội và bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 được tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thông tin cho Tuổi Trẻ sau hội nghị, ông Trương Gia Bình - trưởng Ban nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), chủ tịch Tập đoàn FPT - cho hay đã kiến nghị Chính phủ cần có quan điểm về "doanh nghiệp xanh" để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Theo đó, doanh nghiệp xanh gồm cả sản xuất, vận tải, logistics, du lịch... là nơi mà nhân viên, người lao động được tiêm vắc xin đầy đủ, mọi hoạt động được đưa về trạng thái bình thường kết hợp duy trì 5K, cấp mã QR để đi lại…

Đề xuất trên được ông Bình đưa ra xuất phát từ thực trạng nhiều nhà máy gặp thách thức khi áp dụng mô hình "3 tại chỗ". Việc cung ứng hàng hóa khó khăn, vận tải hàng hóa sụt giảm mạnh hiệu suất hoạt động. Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp hết sức đáng ngại do dòng vốn đã rất mỏng, lại phát sinh thêm nhiều chi phí đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch…

Vì vậy, để thực hiện được chiến lược "doanh nghiệp xanh", chủ tịch FPT đề xuất Chính phủ giao chỉ tiêu và trách nhiệm cho các địa phương về tỉ lệ doanh nghiệp xanh trên cơ sở chủ động tính toán, sắp xếp thứ tự ưu tiên, sử dụng hiệu quả nguồn lực vắc xin để tổ chức tiêm cho người lao động…

Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan cấp QR code cho tất cả đối tượng hoàn thành tiêm phòng trên nền tảng công nghệ để làm điều kiện vận hành cho doanh nghiệp xanh. Rà soát khẩn trương và tháo gỡ các quy định đang không phù hợp với "khó khăn thời dịch" như phải quyết toán thuế mới được trả lương, quy định thời gian làm thêm…

Để có cơ chế giám sát hiệu quả chiến dịch phát triển doanh nghiệp xanh, ông Bình cũng đề xuất Chính phủ sử dụng nguyên tắc: huy động giám sát toàn dân kết hợp chế tài nghiêm. Có cơ quan đầu mối triển khai, hỗ trợ cung cấp thông tin và quy trình rõ ràng để thực hiện thống nhất.

Chia sẻ từ kinh nghiệm của doanh nghiệp, bà Thái Hương - nhà sáng lập, chủ tịch hội đồng chiến lược Tập đoàn TH - cho hay khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, TH thành lập ngay ủy ban ứng phó tình huống khẩn cấp để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất.

Tuy vậy, nhìn nhận đây là cuộc chiến dài hơi, bà Hương cho rằng cần phát huy tinh thần tương thân tương ái, huy động sức mạnh toàn dân. Do đó, cùng với việc kêu gọi ủng hộ cho Quỹ vắc xin, cần tạo thuận lợi để doanh nghiệp ai có khả năng thì tham gia mua vắc xin.

Ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau hội nghị sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, với nhiều cơ chế, chính sách về tài chính, tiền tệ, thủ tục...

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh triển khai các chính sách hỗ trợ đã được ban hành; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng: Đây là thời điểm lửa thử vàng - gian nan thử sức Thủ tướng: Đây là thời điểm lửa thử vàng - gian nan thử sức

TTO - Sáng 8-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp... để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp