22/07/2020 16:24 GMT+7

Đề xuất chuyển vùng xây điện hạt nhân sang làm điện khí ở Cà Ná

N.HIỂN - N.AN
N.HIỂN - N.AN

TTO - Ông Phạm Văn Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã kiến nghị Chính phủ cho phép chuyển quy hoạch 4.600MW điện hạt nhân trong quy hoạch điện VII sang xây dựng điện khí ở Cà Ná (Ninh Thuận).

Đề xuất chuyển vùng xây điện hạt nhân sang làm điện khí ở Cà Ná - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được tỉnh xin chuyển đổi - Ảnh: MINH TRÂN

Tại diễn đàn Năng lượng cấp cao Việt Nam diễn ra vào ngày 22-7 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã đưa ra hàng loạt kiến nghị để tỉnh này trở thành trung tâm về năng lượng của cả nước.

Cụ thể, ông Hậu cho rằng để khai thác lợi thế của tỉnh Ninh Thuận nhằm hình thành các trung tâm năng lượng, tỉnh này kiến nghị cần xác lập cụ thể vị trí khu vực của Ninh Thuận để đưa vào trong chỉ đạo triển khai thực hiện của nghị quyết 55 vừa được ban hành.

Đặc biệt, ông Hậu cho rằng chủ trương phát triển năng lượng khí LNG và tập trung phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG là chủ trương lớn của nghị quyết 55, trong đó cảng Cà Ná có lợi thế là cảng nước sâu, có thể tiếp nhận tàu thương mại đến 250.000 tần.

Đây cũng là cảng gần với tổ hợp khí 6.000 MW mà Thủ tướng đã đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của tổ hợp 1.500 MW. 

Do đó, ông Hậu kiến nghị Chính phủ cho phép chuyển quy hoạch 4.600MW đã quy hoạch trong sơ đồ VII về điện hạt nhân sang đầu tư tổ hợp điện khí LNG Cà Ná.

Trong khi đó, ông Phan Thiên Định, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng đề xuất Chính phủ bổ sung quy hoạch sơ đồ VII dự án điện khí Chân Mây, nằm trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Theo ông Định, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng phê duyệt có diện tích có diện tích 27.108ha, có nhiều khu chức năng, trong đó có khu vực đất công nghiệp, cùng với hệ thống cảng biển nước sâu và dịch vụ hậu cảng phù hợp phát triển dự án điện khí với quy mô lớn.

"Dự án điện khí được triển khai tại khu vực này sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tạo ra động lực tăng trưởng cho cả Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nói chung", ông Định nói.

Theo ông Định, dự án được nghiên cứu, đề xuất với sự tham gia ban đầu của các nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật.

Với dự án này, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển dự án nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (quy mô 6 tỉ USD) với đại diện CTCP Chân Mây LNG.

Đặt trong bối cảnh quy hoạch điện VIII đang được xây dựng, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết quy hoạch này sẽ tạo ra không gian phát triển nguồn điện phù hợp, khu vực nào có lợi thế thì làm, như điện gió phát triển ở khu vực Nam Trung Bộ, điện mặt trời ở Tây Nguyên, điện khí có thể đầu tư ở khu vực có cảng nước sâu.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng cảnh báo việc quy hoạch điện phải gắn với quy hoạch hạ tầng, hệ thống đường truyền tải điện, hệ thống kho cảng, hệ thống dẫn khí…. vì vướng mắc hiện nay là kho cảng khí chưa có quy hoạch rõ ràng, hệ thống đường dẫn khí… nên "mạnh ai nấy làm, trăm hoa đua nở… có thể dẫn tới khủng hoảng nếu không kiểm soát tốt".

"Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, trên cơ sở quy hoạch Chính phủ sẽ yêu cầu Bộ Công thương lập kế hoạch từng thời kỳ, công bố cho các nhà đầu tư biết. Đây là để tạo môi trường đầu tư nhưng cũng là công cụ kiểm soát phát triển bền vững năng lượng" - ông Dũng nhấn mạnh".

Việt Nam cần 7-10 tỉ USD mỗi năm để đầu tư phát triển nguồn điện Việt Nam cần 7-10 tỉ USD mỗi năm để đầu tư phát triển nguồn điện

TTO - Việt Nam phải huy động nguồn lực cho năng lượng từ nay đến 2025 để tăng thêm 5.000 MW công suất nguồn, tức mỗi năm cần khoảng từ 7-10 tỉ USD, chưa gồm vốn đầu tư xây dựng lưới truyền tải.

N.HIỂN - N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp