07/11/2018 15:07 GMT+7

Đề xuất cho phạm nhân được lao động ngoài trại giam

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đây là một trong những nội dung mới đáng quan tâm trong dự án Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét chiều nay 7-11.

Đề xuất cho phạm nhân được lao động ngoài trại giam - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Tô Lâm (phải) bên hành lang phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc hội) ngày 7-11. Ông là người thừa ủy quyền Chính phủ trình Quốc hội xem xét dự án Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) - Ảnh: LÊ KIÊN

Bộ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Tô Lâm trình bày tờ trình đã nêu rõ: Luật thi hành án hình sự được Quốc hội ban hành năm 2010, đến nay cần sửa đổi để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.

Đáng chú ý, dự án luật bổ sung quy định về việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại; việc lao động phục vụ cộng đồng của người chấp hành án cải tạo không giam giữ; bãi bỏ các quy định về thi hành biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi… 

Đây đều là những nội dung được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.

Đặc biệt, dự án luật được sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tương thích với các điều ước quốc tế (Bộ quy tắc của Liên Hiệp Quốc về tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với tù nhân).

Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tư pháp lưu ý đối với các quy định về thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại, đây là quy định mới nên cần đảm bảo chi tiết, khả thi, nhưng dự thảo luật chưa đảm bảo được yêu cầu này.

"Quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc sửa đổi lần này, quy định về trình tự, thủ tục chi tiết, hậu quả của việc cưỡng chế thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại đều chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra" – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội thì lưu ý một quy định mới đáng quan tâm của dự thảo luật: "Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. 

Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do bộ trưởng Bộ Công an, bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định".

Theo bà Lê Thị Nga - chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nhiều ý kiến trong ủy ban này không tán thành quy định nói trên vì cho rằng cần bảo đảm mục đích chính của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục cải tạo phạm nhân, đồng thời phải đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình quản lý giam giữ và tổ chức lao động. 

"Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu này thì hoạt động lao động của phạm nhân phải được tổ chức trong trại giam hoặc tại khu sản xuất, điểm lao động thuộc khu vực quản lý của trại giam", bà Nga nêu những quan điểm phản biện quy định dự kiến này.

Các đại biểu Quốc hội sẽ có hai phiên thảo luận dự án luật này (tại tổ và tại hội trường) trong thời gian tới. Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội xem xét, thảo luận dự án luật tại 3 kỳ họp để đảm bảo chất lượng.

Đại biểu đề nghị xem xét đặc xá với phạm nhân liên tục kêu oan

TTO - Đóng góp ý kiến cho dự án Luật Đặc xá sửa đổi sáng 7-11, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng cần bổ sung các đối tượng có đơn liên tục kêu oan trong tù vào đối tượng được xem xét đặc xá.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp