22/05/2020 17:03 GMT+7

Đề xuất cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính chây ỳ

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là biện pháp cưỡng chế mới được đề xuất bổ sung vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Đề xuất cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính chây ỳ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính - Ảnh: Quochoi.vn

Trình dự án luật này trước Quốc hội chiều 22-5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để, còn một số lượng không nhỏ quyết định chưa được chấp hành.

Nguyên nhân là do quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm tính khả thi.

Do đó, dự thảo sửa luật bổ sung biện pháp cưỡng chế mới là "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ".

Một vướng mắc khác trong thực tiễn được ông Long chỉ ra: Các phương tiện, kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến, từ camera đặt xung quanh các trụ sở cơ quan, vườn hoa, công viên, phố đi bộ, các thiết bị giám sát hành trình của phương tiện giao thông... đều có thể ghi nhận được các hành vi vi phạm hành chính, nhưng pháp luật hiện hành chưa cho phép việc sử dụng kết quả thu được từ những thiết bị này để làm căn cứ xử phạt.

Đề xuất cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính chây ỳ - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính - Ảnh: Quochoi.vn

Thẩm tra luật này, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết có 2 luồng ý kiến xoay quanh việc ngừng cấp điện, nước. Ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung thành biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ý kiến thứ hai đề nghị quy định thành biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng điện, nước là nhu cầu thiết yếu, là "nguyên liệu" quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước như một biện pháp cưỡng chế để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện quyết định xử phạt (nộp tiền phạt) là chưa phù hợp, không tương xứng, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức.

Nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện vi phạm.

Hơn nữa, ông Tùng cho biết Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính "trực tiếp" để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Sử dụng ma túy sẽ bị giáo dục tại nơi cư trú

Dự thảo luật dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Dự thảo luật cũng đề xuất quy định một cách tổng thể việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính và biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hay nghiện ma túy.

Cụ thể, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu có nơi cư trú ổn định và đáp ứng một số các điều kiện theo quy định (trong đó có điều kiện đã đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng) có thể xem xét áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.

Trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Nếu có nơi cư trú ổn định và đáp ứng một số các điều kiện theo quy định thì có thể xem xét áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng.

Vi phạm hành chính nhiều lần: Xử phạt hành chính hay hình sự? Vi phạm hành chính nhiều lần: Xử phạt hành chính hay hình sự?

TTO - Đó là bất cập trong quy định pháp luật mà trung tá Nguyễn Văn Thanh - phó trưởng Công an quận Thủ Đức - nêu ra tại buổi khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về tình hình thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính chiều 5-3.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp