20/10/2023 16:13 GMT+7

Để xe vượt tốc độ hàng chục nghìn lần: Bao giờ hết nghịch lý xử lý dữ liệu hành trình?

“Thời đại công nghệ 4.0 có thể xử lý ngay lập tức xe vượt tốc độ. Nhưng ở đây cho thấy không có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan”. Bạn đọc Tuổi Trẻ Online chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc trong ba tháng xe Thành Bưởi chạy quá tốc độ 30.000 lần.

Vượt tốc độ 30.000 lần trong ba tháng: xe Thành Bưởi chạy ra sao trên tuyến TP.HCM - Đà Lạt?

Theo tư liệu thu thập và xác minh của Tuổi Trẻ Online, xe Thành Bưởi (Công ty TNHH MTV Thành Bưởi) có số lần vượt quá tốc độ khoảng 30.000 lần trong ba tháng 5, 6, 7 năm 2023, được ghi nhận từ GPS - dữ liệu giám sát hành trình (không tính những trường hợp quá tốc độ dưới 5km/h). Trung bình, các xe Thành Bưởi vượt tốc độ khoảng 9.000 đến hơn 10.000 lần/tháng.

Có một nghịch lý hiện nay, danh sách xe vi phạm vượt tốc độ ghi nhận từ GPS được tổng hợp từ Cục Đường bộ Việt Nam thường có độ trễ từ 1-2 tháng.

Sau khi có danh sách, các sở giao thông vận tải địa phương mới rà soát với doanh nghiệp và ra quyết định tước phù hiệu, cấm chạy đối với xe một tháng chạy quá tốc độ 5 lần/1.000km trở lên.

Trong thời gian chờ Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và chờ địa phương ra quyết định, xe đang vi phạm tốc độ có thể chạy tiếp 1-2 tháng, thậm chí có nơi 3 tháng.

Để xe vượt tốc độ chồng chất, trách nhiệm thuộc về ai?

Bạn đọc Ba Phi đặt ra hàng loạt câu hỏi: Chậm trễ do khâu xử lý tổng hợp dữ liệu hay do tín hiệu GPS truyền về? Nếu do khâu tổng hợp dữ liệu thì do máy chủ server xử lý chậm hay do con người tổng hợp báo cáo và gửi về chậm? Nếu do tín hiệu GPS chậm thì lúc triển khai công nghệ này đã lạc hậu chưa, có công nghệ khác nhanh hơn không? Có tính toán được lưu lượng có thể trễ đến 1-2 tháng không?

Nếu lạc hậu thì tại sao đưa vào sử dụng để ảnh hưởng đến chất lượng công việc và lãng phí ngân sách nhà nước? Hơn nữa xe cá nhân vi phạm có bị trễ như vậy không? Còn bao nhiêu nhà xe như xe Thành Bưởi nữa?"

Và bạn đọc Trung Quang chỉ rõ: Cục Đường bộ là nơi hiểu rõ nhất vì sao việc dữ liệu xử lý chậm. Nếu Cục Đường bộ có trách nhiệm thì phải sớm nâng cấp chương trình, máy móc... để xử lý các vi phạm về giao thông của các nhà xe nhanh, kịp thời. 

Chiếc xe gây tai nạn của nhà xe Thành Bưởi mà bị xử lý nghiêm khắc, tài xế bị tước bằng lái đúng luật thì đã không có những nạn nhân thảm khốc như vừa qua".

Chung nỗi bức xúc, bạn đọc Alex Phan chất vấn: "Tại sao Cục Đường bộ cứ ôm hết về mình làm gì rồi có đủ nguồn lực để xử lý không? Sao không giao thẳng về sở giao thông vận tải từng địa phương, phương tiện thuộc quản lý của sở nào thì sở đó có trách nhiệm quản lý giám sát. 

Hơn 60 tỉnh thành biết bao nhiêu phương tiện, dữ liệu khổng lồ, Cục Đường bộ xử lý giám sát không xuể, lại không đạt được hiệu quả về trật tự an toàn giao thông".

Trong khi đó, bạn đọc Bạch Ngọc Duy Đức lên tiếng: "Cần phải quy trách nhiệm nhà xe Thành Bưởi vì khi xe đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình thì sau mỗi chuyến đi chỉ cần trích xuất dữ liệu sẽ biết ngay có vượt tốc độ không. Có không chuyện nhà xe biết vi phạm luật nhưng vẫn cố tình bao che cho lái xe nên vi phạm chồng vi phạm rồi dẫn đến tai nạn".

Cách nào chấm dứt nghịch lý xe vượt tốc độ liên tục?

Theo nhiều bạn đọc để khắc phục nghịch lý trên, Cục Đường bộ Việt Nam cần phải sớm nâng cấp, bổ sung tính năng cảnh báo xe vi phạm tức thì và có giải pháp trích xuất tự động gửi đến sở giao thông vận tải địa phương sớm hơn. Hoặc ít ra để tránh chuyện xe vi phạm chồng vi phạm đến cả vài ngàn lần, dữ liệu cũng cần được xử lý theo ngày, theo tuần...

Bạn đọc hait****@gmail.com đặt vấn đề và cũng là giải pháp: "Phải nghĩ ra cách nào đó chứ? Chả lẽ Cục Đường bộ phải tiếp nhận và xử lý cả triệu lượt mỗi ngày? Làm sao nổi?

Phải chia nhỏ ra cho các trung tâm độc lập cùng xử lý. Cục Đường bộ chỉ quản lý - theo dõi - giám sát chặt chẽ là đủ".

Còn bạn đọc Phong hiến kế: "Lắp đặt thiết bị can thiệp điện tử vào xe. Xe nào vi phạm thì khóa từ xa. Sở giao thông vận tải không mở khóa thì xe không khởi động được, sao chạy ra đường được để vi phạm tiếp!".

Và bạn đọc Tuấn Tú gợi mở: "Tại sao không cung cấp dữ liệu GPS cho phía cảnh sát giao thông để xử phạt. Bây giờ người dân cũng có thể cung cấp hình ảnh để giúp cơ quan hữu quan xử phạt được mà.  Có vướng quy định nào thì cần sửa ngay. Nếu làm được thì sẽ ngăn chặn được nhiều vụ "quan tài bay" giữa đường".

Xe Thành Bưởi vượt tốc độ đến 30.000 lần chỉ trong 3 thángXe Thành Bưởi vượt tốc độ đến 30.000 lần chỉ trong 3 tháng

Chỉ trong ba tháng 5, 6, 7 năm 2023, xe Thành Bưởi chạy quá tốc độ đến 30.000 lần và bị cơ quan chức năng tước 200 phù hiệu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp