17/06/2019 10:19 GMT+7

Để Việt Nam tỏa sáng trên 'bản đồ chạy bộ' thế giới

H.ĐĂNG - T.PHÚC
H.ĐĂNG - T.PHÚC

TTO - Không chỉ tích cực chạy bộ, anh Đặng Nguyễn Đức Thắng - phó giám đốc chi nhánh một ngân hàng - còn trăn trở với câu hỏi: làm thế nào để các đồng nghiệp cũng tham gia cuộc sống giàu vận động?

Để Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ chạy bộ thế giới - Ảnh 1.

Bản đồ chạy bộ của VN khá "chìm" khi đặt cạnh các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines - Đồ họa: T.ĐẠT

Những trăn trở của anh Thắng bắt nguồn từ một bài báo mà anh đọc được cách đây không lâu. Theo đó, VN nằm trong nhóm những quốc gia "lười vận động" nhất thế giới.

"Người Việt lười vận động nhất thế giới"

"Khi đọc bài báo này, thấy tức lắm nhưng mình cũng không nói được vì đã có nghiên cứu thì ắt hẳn là đúng. Lợi ích của vận động quá rõ ràng, không chỉ giúp con người có sức khỏe tốt, thể hình đẹp mà còn có nền tảng thể lực để làm việc hiệu quả" - anh Thắng nói.

Có nhiều dẫn chứng cho thấy sự lười vận động của người Việt, mà nổi bật là phần "tối màu" trên bản đồ vận động của ứng dụng Strava. 

Đây là một ứng dụng đo việc tập luyện thể thao được đông đảo người dân Mỹ, châu Âu và châu Á sử dụng. Ngoài chuyện kết hợp với Google map, Strava còn có nhiều ứng dụng kết nối cộng đồng khác, tạo thành một "mạng xã hội" cho người chạy bộ.

Điểm thú vị của ứng dụng này là phần "bản đồ nhiệt" của người tập luyện thể thao (gồm các môn chạy bộ, đạp xe, bơi) mỗi quốc gia. Anh Thắng kể cách đây 2, 3 năm, VN hoàn toàn "tối thui" trên bản đồ của Strava, nhất là khi đặt cạnh những quốc gia "sáng rực" như Thái Lan, Malaysia, Philippines... 

Hiện tại, nhờ sự vận động của những hội, nhóm chạy bộ ngày càng xuất hiện nhiều tại VN, phong trào tập luyện nói chung của người Việt tuy dần khá lên nhưng vẫn chưa thể so sánh với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Trần Đình Minh Anh, một lập trình viên và là dân chạy bộ, cho biết trong một khảo sát cho thấy VN chỉ có khoảng 15.000 người chạy bộ thường xuyên. Trong khi đó, trên thế giới con số này khoảng 1 triệu người. Điều này cho thấy tỉ lệ người chạy bộ ở VN chỉ khoảng 0,015% so với cả thế giới, một con số quá thấp bởi dân số VN chiếm hơn 1% toàn thế giới.

Tuy một vài thống kê của các ứng dụng không thể chính xác tuyệt đối nhưng cũng khái quát phần nào tình trạng "lười vận động" của người Việt. Thế là anh Thắng "ôm" thêm một trách nhiệm: làm thế nào để lan tỏa tinh thần chạy bộ đến các nhân viên nơi mình làm việc?

Để Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ chạy bộ thế giới - Ảnh 2.

Anh Thắng thường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức các giải chạy cho đồng nghiệp - Ảnh: H.Đ.

Chạy bộ cũng cần có đạo diễn

"Lan tỏa tinh thần thể thao", nói thì dễ nhưng làm mới khó. "Chạy bộ với nhiều người bị xem là môn thể thao nhàm chán. 

Nếu tôi chỉ chạy bộ thôi và bảo mình đang lan tỏa tinh thần, đó là chuyện không thể. Tôi có kêu gọi được một số nhân viên trực tiếp làm việc với mình nhưng đó chỉ là số ít, bởi việc sử dụng ứng dụng chạy bộ quốc tế chủ yếu dùng tiếng Anh đã rất khó với nhiều người" - anh Thắng kể.

Vì vậy, là phó chủ nhiệm CLB chạy bộ của đơn vị, anh Thắng phải "đạo diễn" một kế hoạch để lôi kéo các đồng nghiệp đến với chạy bộ. Anh làm việc với lập trình viên để đặt hàng một ứng dụng chạy bộ sử dụng tiếng Việt, đồng thời lên chương trình chạy bộ cho mỗi tháng.

"Trong tháng 6 này, CLB chúng tôi đang vận động mọi người tham gia chương trình chạy 30km. Chỉ cần chạy đủ 30km trong tháng, thể hiện qua dữ liệu trên các ứng dụng, là sẽ nhận được một huy chương; đến tháng 7 thì tham gia một giải chạy vùng núi. Mỗi tháng chúng tôi đều có các chương trình đặc biệt để khuyến khích mọi người tập luyện và thi đấu" - anh Thắng chia sẻ các kế hoạch của mình.

Với những nỗ lực này, chỉ sau khoảng một năm xuất hiện, CLB chạy bộ của anh Thắng đã vận động toàn bộ 18.000 công nhân, viên chức của cơ quan tham gia tập luyện chạy bộ. Trong số này có hơn 1.000 người tham gia "mạng xã hội" chạy bộ trên Strava. "Bản đồ chạy bộ" của VN nhờ vậy lại sáng hơn được một chút.

Cuộc thi viết "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình"

Báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi viết "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình", với sự đồng hành của Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, để bạn đọc chia sẻ những câu chuyện trong việc tập luyện, chế độ ăn uống vì sức khỏe... của mình cùng gia đình đến cộng đồng, với giải nhất lên đến 20 triệu đồng.

* Thể lệ cuộc thi:

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi bài viết qua email.

- Độ dài tối đa: 1.000 chữ.

- Tiêu chí: câu chuyện có thật, có bài học sâu sắc, có tính lan tỏa tích cực đến cộng đồng. Các bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Cuối Tuần và Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn), với mức nhuận bút hấp dẫn.

* Đối tượng dự thi:

Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ). Mỗi tác giả chỉ được gửi1 bài dự thi.

- Giải thưởng: 1 giải nhất: 20 triệu đồng, 1 giải nhì: 10 triệu đồng, 2 giải ba: mỗi giải 5 triệu đồng, 10 giải khuyến khích: mỗi giải 1 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc:

- Bắt đầu nhận bài thi từ ngày phát động: 17-6.

- Kết thúc và trao thưởng: trong tháng 9-2019.

Cuối mỗi bài viết xin ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ. Bài dự thi gửi về: Báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, hoặc email: [email protected].

Bài dự thi (cùng ảnh hoặc clip, nếu có) gửi qua email, xin ghi: Bài dự thi "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình".

Lời khuyên uống nước cho người hay chạy bộ

Nếu là một người thường xuyên chạy, hẳn bạn đã biết việc cung cấp đủ nước là cực kỳ cần thiết? Nhưng cung cấp thế nào mới đúng?

H.ĐĂNG - T.PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp