Đề văn kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay - Ảnh: NAM TRẦN
Thí sinh Nguyễn Hà Vân (THCS - THPT M.V.Lomonoxop) đánh giá đề thi vừa sức, em không chuyên văn nhưng cũng làm được tầm 8 điểm. Vân thi vào THPT Phan Đình Phùng và rất tự tin sau buổi thi đầu tiên.
Thí sinh Nguyễn Phương Thảo thi chuyên văn Trường THPT Chu Văn An nhận xét đề thi sát với ôn tập, không đánh đố thí sinh, vừa sức thí sinh từ chuyên đến không chuyên.
Tại điểm thi THPT Trần Phú, nhiều thí sinh hoàn thành bài thi sớm. Các em cho biết dễ dàng có điểm 7-8. "Đề không khó, phù hợp với điều kiện học tập khó khăn do COVID-19", các em chia sẻ.
Thí sinh Nguyễn Trọng Hưng tại điểm thi này tự tin cho biết em có thể đạt điểm 8. "Em thích câu hỏi nghị luận xã hội về vẻ đẹp tâm hồn vì nó khó hơn và cũng cho em cơ hội bày tỏ suy nghĩ riêng", Hưng nói.
Thí sinh chia sẻ về đề thi văn lớp 10 năm nay - Video: NAM TRẦN
Nhiều học sinh tại điểm thi THPT Yên Hòa, Cầu Giấy cũng nhìn nhận đề văn vừa sức, sẽ có nhiều điểm 7. Hầu hết học sinh ra khỏi điểm thi đều khá hào hứng, vui vẻ vì làm được bài.
Trong khi đó, một số học sinh và giáo viên cho hay đã "tủ" lệch với đề thi năm nay. Tuy bất ngờ nhưng thí sinh không gặp khó khăn với đề này.
Ngoài cổng trường thi, nhiều phụ huynh vui mừng ôm con khi các em khoe làm bài tốt. Cũng có phụ huynh lẳng lặng dỗ dành, an ủi khi con buồn vì làm bài không như mong muốn.
Giáo viên: Đề không mới, không đột phá
Giáo viên dạy lớp 9 ở Hà Nội đều có chung nhận xét: Cấu trúc đề thi môn văn của Hà Nội không mới mẻ, đột phá. Đề thi vừa sức học sinh.
"Không khó, nhưng cũng sẽ không dễ được điểm cao. Phần nghị luận xã hội là câu hỏi mở, học sinh tự do viết hơn. Nhưng để viết hay được thì cũng không dễ", cô Đỗ Thu Hà, giáo viên Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành nhận xét.
Cô Thu Quỳnh, giáo viên Trường THCS Đống Đa cũng cho biết đề bám sát nội dung kiến thức cơ bản. Câu hỏi nghị luận xã hội chú ý đến việc khơi dậy suy nghĩ, thái độ sống lành mạnh khích lệ học sinh tự do sáng tạo. Đây cũng là phần có tính phân hóa thí sinh.
Một số giáo viên nhận xét năm học vừa qua là năm đặc biệt, thí sinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh nên đề thi như sáng nay là phù hợp. Nhưng một luồng ý kiến khác cho rằng Hà Nội vẫn chưa "thoát" được tư duy ra đề cũ kỹ.
"Thi tuyển đầu vào nên cho 50% trắc nghiệm kiến thức tổng hợp với nhiều câu hỏi, 20% viết đoạn cảm thụ với ngữ liệu ngoài chương trình để phân loại học sinh, 30% cho bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 1,5 trang). Thời gian làm bài thi chỉ nên là 90 phút thôi. Như vậy vừa đánh giá được sát năng lực học sinh mà đỡ sa vào việc đoán đề tủ", một giáo viên chia sẻ.
Thí sinh dự thi môn văn kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội sáng 18-6 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Nhiều học sinh tại điểm thi THPT Yên Hòa, Cầu Giấy cho biết đề văn vừa sức, sẽ có nhiều điểm 7 - Ảnh: NAM TRẦN
Thí sinh vui vẻ rời phòng thi - Ảnh: NAM TRẦN
Lê Thị Tú trao đổi bài với bạn Phạm Thái Sơn tại điểm thi THPT Chu Văn An. Tú cho biết ôn "trúng tủ" nên làm bài rất tốt - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Hầu hết thí sinh ra khỏi điểm thi THPT Yên Hòa, Cầu Giấy đều khá hào hứng, vui vẻ vì làm được bài - Ảnh: NAM TRẦN
Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi - Ảnh: NAM TRẦN
Tíu tít kể với mẹ về bài thi - Ảnh: VĨNH HÀ
Phụ huynh ôm con khích lệ sau giờ thi - Ảnh: VĨNH HÀ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận