Phóng to |
Chứng nhận MVP - mong muốn của thần dân IT |
“Làm thế nào để trở thành một MVP?” là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn trả lời cũng như đạt được danh hiệu này.
MVP là gì? Tại sao nhiều người lại mong muốn nó? Dưới đây là một cái nhìn sơ lược cũng như những gợi ý tạo cơ hội để bạn có thể đạt được chứng chỉ MVP.
MVP là gì?
MVP không phải là một phần của Microsoft, nó chỉ là một giải thưởng độc lập của Mcirosoft, dựa trên các ý kiến và quan điểm riêng được thể hiện đặc trưng nhờ vào các thành viên trong cộng đồng. |
Giải thưởng MVP thường được đưa ra hàng quý, có cả giải thưởng hàng năm, có nghĩa là giá trị giải thưởng này của bạn chỉ có giá trị hiệu lực trong vòng 1 năm. Vào cuối năm, các khoản đóng góp của bạn trong 12 tháng trước đó phải trải qua một quá trình xác nhận nghiêm ngắt trước khi bạn được trao MVP một lần nữa. Các lĩnh vực liên quan đến giải thưởng là các chuyên mục và công nghệ thuộc các nhóm sản phẩm của Microsoft, tất cả dựa vào chuyên môn và đóng góp của bạn. Một khi Microsoft cảm thấy sự đóng góp của bạn là quan trọng với giá trị cao, bạn sẽ được tặng một danh hiệu MVP.
Các bước để có MVP
+ Chia sẻ kiến thức – đó là một trong những cách quan trọng nhất để bạn có thể đạt được một MVP. Một số kiến thức về phương pháp thực hiện dưới đây có thể sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng lấy một giải thưởng MVP của riêng mình.
Phóng to |
Những cách thức để có được một MVP - Nguồn: MSIGeek |
+ Tạo một diễn đàn công nghệ: Đây được xem là một trong những nơi phổ biến nhất, nơi rất nhiều người thảo luận về công nghệ. Các nội dung thảo luận có thể là các vấn đề, xu hướng quan tâm hiện nay,… mà thành viên đưa lên. Đóng góp tại cổng thông tin này luôn luôn có một sức cạnh tranh, dĩ nhiên bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều câu hỏi cần sự giúp đỡ của bạn. Bạn cần bỏ thời gian để kiểm nghiệm và giải quyết các vấn đề.
Hiện có rất nhiều các diễn đàn công nghệ nhưng nổi nhất trong nó đó vẫn là các diễn đàn MSDN, TechNet, Appdeploy, Windows Club, Neowin,… Bạn cũng có thể chọn cách đóng góp một số kiến thức trong việc thông báo lỗi và cung cấp một số bản sửa lỗi trên trang web Microsoft Connect.
+ Blog/Website: Bên cạnh việc hỗ trợ người dùng trong việc lưu trữ các kỷ niệm của mình, Blog/Website cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến cá nhân. Với các chủ đề tiêu điểm như: giới thiệu công nghệ, đánh giá sản phẩm,… với sức đóng góp chuyên môn lớn sẽ góp phần tăng số lượng thành viên tham gia đông đảo. Khi đó, bạn sẽ có thể trả lời khá nhiều câu hỏi tạo cơ hội nhận được MVP cao hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không muốn duy trì hoạt động của Blog/Website thì cũng có thể làm thành viên của các trang cổng thông tin phổ biến.
+ Thành lập nhóm cộng đồng: Các nhóm thành viên thường được thành lập độc lập, tuyển các thành viên tình nguyện đáp ứng các nhu cầu của người dùng, thảo luận và chia sẻ thông tin về một loại các chủ đề kỹ thuật. Tham gia vào một nhóm cộng đồng này là một cách tuyệt vời mà không hề tốn kém để nhận được các nội dung kiến thức kỹ thuật bổ ích, giáo dục, đáp ứng các nhu cầu để xử lý vấn đề liên quan đến nền tảng của Microsoft. Một nhóm cộng đồng thành lập riêng sẽ thường xuyên đáp ứng thắc mắc, có các thành viên luân phiên cập nhật các thông tin công nghệ mới. Và nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, trang web BDotnet và BITPro là những trang cộng đồng IT hàng đầu tại Ấn Độ.
Và để thể hiện mình, bạn nên thường xuyên xuất hiện trên diễn đàn, đóng góp các kiến thức như tối ưu hệ thống, tham gia các buổi thảo luận hay chia sẻ ý tưởng cũng như kinh nghiệm của bạn.
+ Sách/hướng dẫn: Nhìn chung hiện nay, có rất ít người tham gia viết sách để chia sẻ kiến thức của mình. Bởi lẽ nó cần sự giám định trong thế giới công nghệ. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có kỹ năng, kiến thức tốt thì bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng trong việc liên hệ với các nhà xuất bản và đưa ra các đề xuất mà mình có thể viết dành riêng cho công nghệ. Những kiến thức của bạn có thể sẽ giúp rất nhiều người đang cần sự hướng dẫn.
Những lợi ích đến với bạn khi là một MVP
Một số MVP tiêu biểu của Việt Nam Trong những năm qua, cộng đồng CNTT Việt Nam cũng đóng góp 9 MVP cho Microsoft. Bốn MVP đầu tiên của Việt Nam là: Nguyễn Viết Hải (công ty eDT), Hà Thân (công ty phần mềm Lạc Việt), Nguyễn Hữu Quỳnh (quản trị diễn đàn HandheldVn.com), Dương Hồng Minh (ASPVN.Net) đạt năm 2005, sau đó đến Dương Vi Khoa (quản trị diễn đàn ddth.com) và Lê Vũ Nhật Quang đoạt danh hiệu năm 2006. Tiêu biểu nhất trong danh sách các MVP của Việt Nam chính là chàng sinh viên năm cuối Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Huỳnh Công Thịnh, vừa được Microsoft trao giải MVP của năm 2009. Thịnh được xem là MVP trẻ tuổi nhất của Việt Nam hiện đang quản trị diễn đàn WindowsVN.net, diễn đàn chuyên chia sẻ những kiến thức về Windows cho người dùng. |
+ Tham gia MVP Open Day và Global Summit: Nếu bạn đã là một thành viên MVP, bạn có thể tham dự vào các hội nghị CNTT có tính chất toàn cầu, nơi mà rất nhiều các thành viên tiêu biểu trong làng CNTT sẽ xuất hiện trước mặt bạn. Bạn cũng có cơ hội làm việc với các thành viên phát triển sản phẩm của Microsoft, tham gia phản hồi về các sản phẩm mà họ đang phát triển. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia vào các cuộc thảo luận khác nhau về các sản phẩm công nghệ trong tương lai.
+ Là một MVP, bạn có quyền truy cập các thông tin cũng như quyền xem trước các sản phẩm phần mềm của Microsoft khi nó chưa được công bố.
+ Quyền đăng ký thành viên MSDN/TechNet: Đối với các MVP năm, có thể truy cập vào các sản phẩm và tư vấn chuyên môn về các sản phẩm đó nhờ vào quyền đặc biệt của Microsoft dành cho các thành viên của MSDN/TechNet
+ Góp ý với MVP Product Group Interaction (PGI): Cho phép các MVP có thể tham gia vào một kênh riêng để gửi ý kiến, kiến nghị, các báo cáo về hành vi bất thường của hệ thống có thể dẫn đến virus tấn công hệ thống.
+ Tham gia diễn đàn MVP Private Newsgroups/Discussion: Diễn đàn này cung cấp cho các MVP từ khắp nơi trên thế giới chia sẻ ý tưởng về sản phẩm và công nghệ Microsoft với các thành viên cũng như nhân viên của Microsoft. Bạn cũng có thể truy cập đến các trung tâm học tập ảo cung cấp trực tiếp các khóa học hướng dẫn thêm cho các MVP nhiều kiếm thức bổ sung khác.
Mời bạn tham gia đóng góp những entry về những vấn đề không chỉ cho cuộc sống số mà là từ chính cuộc sống thật quanh bạn mỗi ngày, những sự kiện diễn ra xung quanh và cảm nhận của chính bạn. Bài vở và những ý kiến đóng góp có thể gửi về cho chuyên mục Blog quanh ta tại địa chỉ email: [email protected]. Bài được đăng sẽ có nhuận bút bồi dưỡng để tiếp tục viết những entry hay cùng chia sẻ với mọi người. Lưu ý dẫn nguồn (liên kết website, blog nguồn) trong email gửi về tòa soạn và nội dung entry phải do chính bạn viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận